Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Chữa bệnh khàn tiếng, mất tiếng - khám chữa bệnh

Chữa bệnh khàn tiếng, mất tiếng - khám chữa bệnh

Khàn tiếng, mất tiếng là sự thay đổi bất thường trong giọng nói có thể do nhiều nguyên nhân. Bệnh khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn, ảnh hưởng lớn tới công việc cũng như cuộc sống của người bệnh.


Ảnh minh họa

Nguyên nhân của khàn tiếng, mất tiếng có thể do có những rối loạn thần kinh trung ương hoặc tại thần kinh thanh quản, hay trong các bệnh như nhược cơ, thiểu năng tuyến giáp, liệt hành tủy khiến cơ thanh quản yếu và có thể bị liệt. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp gây khàn tiếng, mất tiếng là do các dây thanh của đường hô hấp bị tổn thương, phù nề, ảnh hưởng đến sự rung động và sản xuất âm thanh. Đặc biệt, đối với người thường xuyên phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người bán hàng), dây thanh âm hoạt động quá mức rất dễ bị viêm thanh quản dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng. Tình trạng này còn gặp ở cả những người hay phải tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm độc hại, người bị trào ngược dạ dày thực quản, bị viêm mũi, viêm xoang kéo dài, người hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Do vậy, để điều trị khàn tiếng, mất tiếng hiệu quả, các bác sỹ cần kham tong quat để xác định nguyên nhân từ đó có hướng điều trị phù hợp. Để điều trị khàn tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp y học hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền từ những vị thuốc thiên nhiên hiệu quả, an toàn giúp cải thiện đáng kể tình trạng khàn tiếng, mất tiếng kéo dài như:

- Rẻ quạt (xạ can): Ngày dùng 3- 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10- 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần.

- Giá đỗ: Dùng một nắm giá đậu xanh, rửa sạch, giã dập nát và cho 200ml nước sôi, khuấy đều, dùng nước này mỗi lần từ 10- 20ml, ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước, kết quả cũng rất tốt.

- Trà đặc và muối: Có thể dùng một chút muối pha với trà đặc để súc miệng hàng ngày sau khi bị mất giọng, cho tới khi cảm thấy đã lấy lại được giọng nói.

- Mật ong và chanh tươi: Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình như múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Sau đó, cho một vài thìa mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ rồi cắt ra và ngậm.

- Xông hơi: Xông hơi bằng nước ấm sẽ tạo cảm giác dễ chịu, đây cũng là phương pháp dân gian giúp dễ dàng điều trị chứng khàn tiếng hiệu quả. Có thể cho thêm dầu gió xanh vào nước ấm và xông hơi để tăng hiệu quả.

Ngoài ra, để hiệu quả điều trị tối ưu, cần chú ý hạn chế nói nhiều để cho thanh quản được nghỉ ngơi và hồi phục, tránh nói quá to. Nếu yêu cầu công việc phải nói to, nói nhiều, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ nói như micro, loa,… và phân bố thời gian nói hợp lý, uống nước ấm nhấp giọng. Nếu nói nhiều bị mệt thì cần nghỉ ngơi. Điều trị sớm và triệt để các bệnh có nguy cơ gây viêm thanh quản (nếu có) như: viêm amiđan, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày- thực quản, …Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe. Giữ ấm cho cơ thể, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang tránh bụi và lạnh. Không hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc, phòng ngủ. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét