Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Quy chế khám bệnh chữa bệnh theo yêu cầu

Quy chế khám bệnh chữa bệnh theo yêu cầu

Giá thu viện phí kham chua benh, được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp trên quản lý trực tiếp duyệt.

Quy định chung

Thực hiện công bằng trong kham chua benh, chữa bệnh, mọi người bệnh được bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh theo bệnh lí, việc chăm sóc theo yêu cầu là người bệnh được tự chọn dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp.

Giá thu viện phí khám bệnh, chữa bệnh, được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp trên quản lý trực tiếp duyệt.

Quy định cụ thể

Khoa khám bệnh

Người bệnh đến khám bệnh phải:

Thực hiện qui chế công tác khoa khám bệnh.

Có giấy đề nghị thoả thuận khám bệnh, chữa bệnh theo quy định

Trưởng khoa khám bệnh phải thông báo, hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ về qui định khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:

Tổ chức phục vụ theo yêu cầu, bảo đảm chất lượng khám bệnh.

Tổ chức thanh quyết toán kịp thời.

Khoa điều trị

Người bệnh vào điều trị theo yêu cầu phải:

Thực hiện đúng nội qui của khoa điều trị.

Có chỉ định của bác sĩ khoa khám bệnh.

Có giấy đề nghị thoả thuận nằm điều trị theo yêu cầu (theo mẫu qui định) .

Ứng trước một khoản tiền theo qui định của bệnh viện và được thanh toán một lần khi ra viện, có hoá đơn tài chính; không phải nộp bất cứ một khoản lệ phí nào khác

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Thông báo, hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ về qui định điều trị theo yêu cầu các người bệnh và gia đình người bệnh.

Dùng thuốc theo chỉ định, khi cần thuốc đặc biệt mà bệnh viện không có thì khoa dược phải cung ứng theo đơn chỉ định.

Chỉ định chế độ ăn uống theo bệnh lí, tổ chức phục vụ người bệnh tại giường

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:

Tổ chức một số buồng bệnh phục vụ điều trị theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng tốt.

Tổ chức thanh quyết toán kịp thời theo thực chi và khung giá dịch vụ qui định, đã được cấp trên trực tiếp duyệt.

Phòng khám dịch vụ

Phòng khám dịch vụ

Phòng khám dịch vụ được thành lập để khám và điều trị cho nhân dân với 12 phòng khám chuyên khoa: Nội, Sản, TMH, Mắt, Siêu âm, Điện tim, Xét nghiệm ...

Chức năng: 

Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu được thành lập theo mô hình khép kín, bao gồm cả khám bệnh ngoại trú, xét nghiệm sinh hoá, huyết học, thăm dò chức năng với những trang thiết bị y tế hiện đại, và đội ngũ các thầy thuốc giỏi, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ ,các chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, đã được đào tạo ở nước ngoài như Pháp, Nhật, Úc... đã và đang công tác tại Bệnh viện Thống Nhất và Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh trực tiếp tham gia khám chữa bệnh hàng ngày. Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ kham chua benh với chất lượng cao, chăm sóc toàn diện.

Nhiệm vụ:

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ngoại trú.

- Khám sức khoẻ cho mọi đối tượng bệnh nhân.

- Khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp.

- Khám kiểm tra sức khoẻ cho các cá nhân, tổ chức chuẩn bị đi công tác, lao động học tập tại nước ngoài.

- Khám sức khoẻ, chữa bệnh cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

- Người bệnh được đón tiếp và chăm sóc tận tình, niềm nở và chu đáo bởi đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp tư vấn đầy đủ và đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh.

Khám chữa bệnh với chi phí cao

Khám chữa bệnh với chi phí cao

Các bệnh viện (cả công và tư), thậm chí cả các doanh nghiệp thi nhau mở ra khu vực khám dịch vụ, khám tự nguyện, kham chua benh theo yêu cầu… để thu phí với giá cao, không thanh toán BHYT.

Dịch vụ tư trong lòng bệnh viện công

Cùng với việc Nhà nước cho phép xã hội hóa y tế vào năm 2006, cũng là lúc các loại hình dịch vụ, mô hình khám chữa bệnh, điều trị tự nguyện phát triển mạnh, các phòng khám tư nhân cũng mọc lên như nấm sau mưa, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân. Tuy vậy, những mặt trái của xã hội hóa y tế đang dần bộc lộ.
Trong bối cảnh hiện nay, điều kiện kinh tế, đời sống của người dân ngày càng khấm khá, trong khi các BV công lập luôn quá tải trầm trọng, rất nhiều người dân sẵn sàng bỏ tiền để được kham chua benh nhanh hơn, dịch vụ tốt hơn. 

Nắm bắt được "tâm lý" này nên các BV (cả công và tư), thậm chí cả các doanh nghiệp thi nhau mở ra khu vực khám dịch vụ, khám tự nguyện, khám chữa bệnh theo yêu cầu… để thu phí với giá cao, không thanh toán BHYT. 

Tại BV Nhi TW, có các loại hình tự nguyện A, B, C, trong đó tự nguyện A là đắt nhất với 680.000 đồng/lần khám, các loại hình "tự nguyện" còn lại ở mức 90.000 đồng/lần khám. Trong khi đó, giá khám BHYT khi chưa tăng viện phí là 3.000 đồng/lần khám - một số BV đã xin tăng lên mức phí 20.000 đồng/lần khám và được duyệt.

Được biết, mỗi năm chỉ tính riêng khoa điều trị tự nguyện A đã khám cho khoảng 4.000 bệnh nhân ngoại trú và điều trị khoảng 400-500 bệnh nhân nội trú. Các khu vực tự nguyện khác cũng luôn trong tình trạng quá tải.

Tương tự, tại BV Việt Đức, khoa Khám bệnh theo yêu cầu ngoài việc thu tiền khám cao hơn các khu vực khác còn đưa ra các mức giá khác biệt về tiền giường nằm, trong đó có loại giường 1,5 triệu đồng/ngày (luôn trong tình trạng "cháy phòng").

Các BV trực thuộc Sở Y tế như BV Xanh Pôn, BV Phụ sản, BV Thanh Nhàn… cũng đều có khu vực khám dịch vụ với giá cao hơn hẳn khu vực thông thường.

Phòng khám 56 Hai Bà Trưng - phòng khám tự nguyện của BV Phụ sản Trung ương, thời gian gần đây luôn quá tải trầm trọng bởi nhu cầu của người bệnh quá lớn. Theo bảng thông báo phí dịch vụ được niêm yết công khai, của phòng khám này (tính từ ngày 1 - 7 - 2012): Phí dịch vụ khám thai là 200.000đồng/lượt; khám phụ khoa 200.000 đồng/lượt; hút thai dưới 12 tuần tuổi giá 700.000 đồng; siêu âm 4 chiều giá 350.000 đồng/lượt; chụp MRI từ 1,5 đến 2,7 triệu đồng... 

Mức giá trên không chỉ cao gấp nhiều lần mức giá khám chữa thông thường tại BV, mà còn cao hơn đáng kể so với phí dịch vụ của các phòng khám tư.


Các bệnh nhân xếp hàng "rồng rắn" chờ đến lượt mình vào khám. 

Trả phí cao hơn để… dài cổ ngóng chờ?

Ngày 23 - 7 - 2012 tại BV Bạch Mai, Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu, dẫu phí dịch vụ cao hơn gấp nhiều lần so với bình thường, nhưng bệnh nhân và người nhà vẫn tập trung tại đây để được "khám chữa bệnh với chất lượng cao, chăm sóc toàn diện". PV báo PL&XH ghi nhận được tình trạng quá tải: Tại hành lang và sảnh chờ la liệt người đứng, ngồi, dãy ghế chờ không còn chỗ trống, nhiều người ngồi bệt xuống nền đất… để đợi đến lượt mình vào khám bệnh. 

Phí dịch vụ khám chữa bệnh tại đây được chia theo nhiều "cấp độ": "Giáo sư khám bệnh, phí 200.000 đồng/lượt; PGS khám, phí 150.000 đồng/lượt; Tiến sĩ và Bác sĩ chuyên khoa 2, phí 120.000 đồng/lượt; Thạc sĩ và Bác sĩ chuyên khoa 1, phí 100.000 đồng/lượt; Bác sĩ khám bệnh phí 70.000 đồng/lượt. Được biết mỗi ngày bình quân Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu tiếp nhận chừng 400 lượt người khám bệnh, thậm chí có dịp lên đến cả ngàn người. 

"Tôi từ Hà Nam đem con ra đây khám chữa bệnh, từ hơn 7h sáng đã có mặt để làm thủ tục. Tôi định cho cháu khám thường, nhưng thấy đông người quá, không biết đợi khi nào mới đến lượt mình. Nên tôi sang Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu nhưng cũng… không nhanh được, bác sĩ hẹn tôi 11h quay lại lấy kết quả, nhưng không đúng hẹn, do bệnh nhân đông quá họ làm việc không xuể nên hẹn chúng tôi đầu giờ chiều" - Anh Nguyễn Văn Thanh, một người nhà bệnh nhân cho biết. 

Phòng khám "dịch vụ tự nguyện" kiểu như trên, được cho là "giải pháp" giảm bớt gánh nặng đầu tư từ ngân sách, giảm quá tải cho BV, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh… Thế nhưng dường như rất dễ để nhận ra, mục đích chính của những khu vực này không… "như vậy" mà chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân có khả năng chi trả cao, nhằm tăng nguồn thu cho các BV.

Mặt khác ở nhiều BV việc ưu tiên sử dụng cơ sở vật chất công để phục vụ cho một nhóm người bệnh, đang có nhiều biểu hiện thiếu minh bạch và tạo ra sự bất công. Một thực tế, đang diễn ra ở nhiều BV, người dân bỏ phí cao hơn mức thông thường vẫn phải chịu đựng sự quá tải; ở một số BV khác khắc phục được tình trạng trên, lại tạo ra sự tương phản "giàu nghèo". 

Nhiều người nhà bệnh nhân từng khám bệnh tại các khu "dịch vụ, tự nguyện" tỏ ra bức xúc khi "chất lượng chưa tương xứng với số tiền bỏ ra". Ngoài việc một số cán bộ y tế ở những khoa này còn non kém về nghiệp vụ, thì việc người bệnh phải bỏ tiền ra cao hơn mức thông thường gấp nhiều lần mà vẫn phải chờ đợi lâu, vẫn phải chịu đựng sự "quá tải" là điều khó chấp nhận. 

Khảo sát ở nhiều phòng, khoa khám chữa bệnh "dịch vụ, tự nguyện, theo yêu cầu" của nhiều BV, PV ghi nhận được sự bức xúc của người dân: "Mình mất tiền để hưởng dịch vụ tốt nhất, vậy mà bác sĩ mặt khó đăm đăm, chẳng thèm nở một nụ cười chào hỏi bệnh nhân, vẫn phải chờ đợi trong khi phí dịch vụ thì đắt đỏ. Biết thế này, khám bảo hiểm cho xong" - Một người nhà bệnh nhân cho biết. 

Công bằng mà nói, những gì đang xảy ra cho thấy việc khám chữa bệnh "dịch vụ, tự nguyện" nói trên, người bệnh cũng được khám nhanh hơn một chút so với khám thông thường, và thái độ phục vụ của các y, bác sĩ có nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn mất rất nhiều thời gian và vẫn phải chịu đựng tình trạng "quá tải", trong khi họ đã phải chi tiền gấp nhiều lần mức thông thường. 

Dường như các BV đang lợi dụng tâm lý muốn được phục vụ tốt (của bệnh nhân và người nhà); lợi dụng dịch vụ tự nguyện để móc túi bệnh nhân.

Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu

Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu


Sở Y tế tỉnh vừa có Công văn số 952 về việc ngừng các dịch vụ kỹ thuật khám, chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Theo đó, Giám đốc Sở Y tế tỉnh yêu cầu Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh khẩn trương, nghiêm túc thực hiện việc ngừng ngay các dịch vụ kỹ thuật hiện đã triển khai tại Quyết định số 653/BVĐKT ngày 15/8/2013 và Quyết định số 244 ngày 4/5/2013 do Giám đốc Bệnh viện ký. Đồng thời nêu rõ: Các trang thiết bị, máy liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh phải có đề án theo quy định tại Thông tư số 15 của Bộ Y tế báo cáo Sở Y tế. Các dịch vụ, kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện xây dựng cơ cấu giá trình Giám đốc Sở Y tế xem xét quyết định.

Quy chế tài chính trong bệnh viện và quy chế kham chua benh theo yêu cầu ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ của Bộ Y tế đã ghi rõ: “Giá thu viện phí khám chữa bệnh được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp trên quản lý trực tiếp duyệt; “Đối với việc khám chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt. Bệnh viện không được tuỳ tiện đặt giá”.

Trước đó, ngày 16/8, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã khai trương phòng khám theo yêu cầu. Phòng khám được bố trí tại tầng 1 khu nhà điều hành thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh, gồm các bộ phận: đón tiếp và thanh toán viện phí; các phòng khám nhi, nội, ngoại, siêu âm điện tim, thủ thuật và phòng tiêm lưu bệnh nhân.

Chữa bệnh khàn tiếng, mất tiếng - khám chữa bệnh

Chữa bệnh khàn tiếng, mất tiếng - khám chữa bệnh

Khàn tiếng, mất tiếng là sự thay đổi bất thường trong giọng nói có thể do nhiều nguyên nhân. Bệnh khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn, ảnh hưởng lớn tới công việc cũng như cuộc sống của người bệnh.


Ảnh minh họa

Nguyên nhân của khàn tiếng, mất tiếng có thể do có những rối loạn thần kinh trung ương hoặc tại thần kinh thanh quản, hay trong các bệnh như nhược cơ, thiểu năng tuyến giáp, liệt hành tủy khiến cơ thanh quản yếu và có thể bị liệt. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp gây khàn tiếng, mất tiếng là do các dây thanh của đường hô hấp bị tổn thương, phù nề, ảnh hưởng đến sự rung động và sản xuất âm thanh. Đặc biệt, đối với người thường xuyên phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người bán hàng), dây thanh âm hoạt động quá mức rất dễ bị viêm thanh quản dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng. Tình trạng này còn gặp ở cả những người hay phải tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm độc hại, người bị trào ngược dạ dày thực quản, bị viêm mũi, viêm xoang kéo dài, người hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Do vậy, để điều trị khàn tiếng, mất tiếng hiệu quả, các bác sỹ cần kham tong quat để xác định nguyên nhân từ đó có hướng điều trị phù hợp. Để điều trị khàn tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp y học hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền từ những vị thuốc thiên nhiên hiệu quả, an toàn giúp cải thiện đáng kể tình trạng khàn tiếng, mất tiếng kéo dài như:

- Rẻ quạt (xạ can): Ngày dùng 3- 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10- 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần.

- Giá đỗ: Dùng một nắm giá đậu xanh, rửa sạch, giã dập nát và cho 200ml nước sôi, khuấy đều, dùng nước này mỗi lần từ 10- 20ml, ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước, kết quả cũng rất tốt.

- Trà đặc và muối: Có thể dùng một chút muối pha với trà đặc để súc miệng hàng ngày sau khi bị mất giọng, cho tới khi cảm thấy đã lấy lại được giọng nói.

- Mật ong và chanh tươi: Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình như múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Sau đó, cho một vài thìa mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ rồi cắt ra và ngậm.

- Xông hơi: Xông hơi bằng nước ấm sẽ tạo cảm giác dễ chịu, đây cũng là phương pháp dân gian giúp dễ dàng điều trị chứng khàn tiếng hiệu quả. Có thể cho thêm dầu gió xanh vào nước ấm và xông hơi để tăng hiệu quả.

Ngoài ra, để hiệu quả điều trị tối ưu, cần chú ý hạn chế nói nhiều để cho thanh quản được nghỉ ngơi và hồi phục, tránh nói quá to. Nếu yêu cầu công việc phải nói to, nói nhiều, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ nói như micro, loa,… và phân bố thời gian nói hợp lý, uống nước ấm nhấp giọng. Nếu nói nhiều bị mệt thì cần nghỉ ngơi. Điều trị sớm và triệt để các bệnh có nguy cơ gây viêm thanh quản (nếu có) như: viêm amiđan, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày- thực quản, …Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe. Giữ ấm cho cơ thể, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang tránh bụi và lạnh. Không hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc, phòng ngủ. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ khi mang thai

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường dễ có nguy cơ mắc Bệnh phụ khoa vì hàm lượng hormone trong cơ thể thay đổi. Hơn nữa môi trường âm đạo khi mang bầu cũng thường ẩm ướt hơn bình thường… Đó chính là những nguy cơ khiến cho chị em phụ nữ giai đoạn bầu bí dễ mắc bệnh phụ khoa.

kham phu khoa

Viêm phụ khoa khi mang thai

Viêm nhiễm phụ khoa có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai có thể truyền sang con. Hay bệnh sùi mào gà ở thai phụ có thể gây chảy máu khó cầm, phải mổ lấy thai, lây bệnh cho con khi sinh, đồng thời mẹ cũng có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo... Nếu mắc nấm, clamya trong thời kỳ này chị em có thể khó chịu, gây viêm màng ối, đẻ non, truyền nấm cho con...

Chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, để tránh các bệnh viêm nhiễm vùng kín khi mang thai, chị em cần giữ vệ sinh tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, không thụt rửa sâu bên trong hay bằng các loại xà phòng mạnh. Quan hệ vợ chồng lành mạnh, và có thể sử dụng bao cao su. Khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần đi khám bác sĩ.

Điều trị Viêm phụ khoa khi mang thai

Theo các chuyên gia Phụ khoa Phúc Ngọc thì điều trị viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn này sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, bởi bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc gồm những loại thuốc an toàn với thai nhi.

Loại thuốc dùng để điều trị bệnh phụ khoa cho phụ nữ mang thai chủ yếu là thuốc đặt âm đạo, khi được chỉ đạo dùng loại thuốc này bạn cần dùng đúng và đủ liều.

Ngược lại, nếu không điều trị viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn mang thai thì có thể gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những nguy cơ thường gặp do suy nghĩ sai lầm này là tăng nguy cơ Viêm nhiễm âm đạo mãn tính, ung thư cổ tử cung, âm đạo, sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm, viêm màng ối, lây nấm và bệnh phụ khoa sang cho bé.

Vì vậy khi bị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên chần chừ mà nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó bạn cần quan tâm đến thói quen vệ sinh "vùng cấm" đúng cách bằng nguồn nước sạch, không dùng xà bông, sữa tắm hay chất tạo mùi để rửa "cô bé".

Quan hệ vợ chồng lành mạnh và nên dùng bao cao su trong thời điểm "gần gũi". Do đặc điểm của "cô bé" trong giai đoạn mang thai thường tiết ra nhiều dịch vì thế tạo môi trường ẩm ướt, làm tăng nguy cơ bị Viêm nấm âm đạo.

Các chuyên gia cũng xin lưu ý, việc điều trị phụ khoa cho phụ nữ có thai sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn trọng để chọn cách phù hợp để không ảnh hưởng tới thai nhi, nên chị em không cần quá lo lắng, và phải tuân thủ theo đúng chỉ định cũng như kham phu khoa để biết bệnh đã được điều trị dứt điểm chưa.

Khám phụ khoa cần lưu ý những gì?

Khám phụ khoa cần lưu ý những gì?

Khám phụ khoa không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Thủ tục khám này thậm chí còn rất cần thiết, kể cả với chị em chưa hề hay là đã có quan hệ tình dục rồi.

Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung để phát hiện bệnh Viêm âm đạo, viêm phụ khoa Bệnh buồng trứng.


Khám phụ khoa tổng quát gồm khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung, chỉ tốn rất ít thời gian. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung…) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư, Viêm âm đạo…

Một số chú ý khi quyết định đi khám phụ khoa:

- Không quan hệ tình dục hoặc chèn bất cứ thứ gì vào âm đạo trước ngày khám phụ khoa.

- Không thụt rửa hoặc dùng sản phẩm vệ sinh nào trong vòng 24 giờ trước khi đến khám phụ khoa để tránh ảnh hưởng đến kết quả phân tích dịch tiết. Chỉ cần rửa bình thường bằng nước sạch bên ngoài âm hộ là được rồi.

- Không nên đi khám khi đang trong chu kì kinh nguyệt, tốt nhất là sau khi sạch kinh 3 ngày và tốt nhất là vào buổi sáng.

- Trước khi đi kham phu khoa chị em lưu ý chọn lựa y phục phù hợp, tốt nhất là nên mặc váy để thuận tiện cho việc khám chữa, không nên mặc jumpsuit hay quần áo liền bộ.

- Ngoài ra, không nên sử dụng bia rượu các chất kích thích, không nên ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nên duy trì cơ thể ở trạng thái tốt nhất trước khi kiểm tra.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người thường không giống nhau. Nhưng có một điều thường giống nhau ở người cao tuổi (NCT) là tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái phát. Bởi vì trong vô số các chức năng sinh lý của NCT bị suy giảm thì chức năng đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm, các loại bệnh cũng theo đó mà phát sinh.

Bệnh thường gặp ở NCT

Bệnh về hệ thống tuần hoàn: trong số các bệnh về tim mạch ở NCT thì bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp... chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong một số trường hợp, các loại bệnh này thường thấy ở những người béo phì, nghiện bia, rượu chiếm tỷ lệ cao hơn những người không nghiện bia rượu.


Khám sức khỏe cho người cao tuổi. Ảnh: minh họa

Bệnh về hệ hô hấp: bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở NCT, nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào, những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như: nhà chật hẹp, thiếu ánh sáng, khói bếp nhiều... Đặc điểm của bệnh vê đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng do đó rất dễ làm cho NCT mất ngủ kéo dài.

Bệnh về đường tiêu hóa: NCT rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. Táo bón là một bệnh do nhiều lý do khác nhau nhưng trong đó có một lý do mà NCT hay gặp phải là ít vận động. NCT thường ngồi một chỗ thêm vào đó ít ăn rau, uống ít nước cho nên phân ứ lại lâu ngày ở trực tràng làm cho các mạch máu trực tràng giãn ra gây nên bệnh trĩ. NCT cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính. Các loại bệnh dạng này thường làm cho NCT rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.

Bệnh về hệ tiết niệu-sinh dục: NCT cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu- sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục-tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nhất là vào ban đêm gây nhiều phiền toái cho NCT.

Bệnh về hệ xương khớp: đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời thiết. Thoái hóa khớp gối, gây biến chứng cứng khớp gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở NCT, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

Về hệ thần kinh trung ương: hầu hết NCT do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như: Parkinson hoặc Alzheimer.

Rối loạn một số chỉ số về mỡ máu (cholesterol, triglycerid), rối loạn về chức năng gan (SGOT, SGPT), đái tháo đường cũng là một số biểu hiện dễ bắt gặp ở NCT. Đi kèm các rối loạn một số chỉ số này thường gặp ở người có tăng huyết áp, viêm gan, nghiện rượu... Bệnh đái tháo đường tuy không chỉ gặp ở NCT mà còn gặp ở tuổi trẻ nhưng với NCT thường ít được phát hiện mà khi đã phát hiện thì thường muộn, đôi khi đã có biến chứng.

Ngoài ra, người ta còn thấy NCT thường thiếu một lượng nước cần thiết do thói quen ăn, uống ít nước hoặc ăn nhiều chất đạm như: cá, trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt chó... làm xuất hiện một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc làm da khô, nứt nẻ khó chịu...

Một số biện pháp phòng ngừa

Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Khám bệnh, thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và sẽ có những lời khuyên và tư vấn hữu ích. Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà, trong vườn hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự phần để giải tỏa một số bức xúc và có thể học tập kinh nghiêm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe thì càng tốt. Để tránh thiếu lượng nước cần thiết nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng. Cần ăn nhiều rau, cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể, cung cấp chất xơ để hạn chế táo bón. Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước có thể gây nên hiện tượng tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Buổi tối cũng không nên uống rượu, bia, không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ra, gia đình của NCT (con, cháu) nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho NCT ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích.

Điều trị bệnh tại biến mạch máu não

Điều trị bệnh tại biến mạch máu não

Tôi 64 tuổi đang điều trị bệnh tai biến mạch máu não (giai đoạn hậu tái phát ) tại BV ĐH Y Dược khoa Tim mạch và khoa Nội thần kinh, đã xin chuyển sang điều trị ở khoa Nội thần kinh BV ĐHYD. Vậy nên chữa tại khoa nào để có cách điều trị tốt nhất? Khi điều trị tại khoa Tim mạch BS kê thuốc: Preterax, khoa Nội thần kinh BS kê toa thuốc: amlodipine. Vậy nên uống theo toa nào để có cách điều trị tốt nhất? Được biết là 02 loại thuốc trên có ảnh hưởng đến sinh lý, vậy thì có không? Và 02 loại thuốc đã nêu trên có chức năng giống nhau hay khác nhau? Nếu có loại thuốc nào không ảnh hưởng đến sinh lý thì có thể đổi được không? Hiện tại vẫn dùng thuốc preterax và mới hết thuốc, chưa dám chuyển sang dùng thuốc Amlodipine 5mg. 28-02-2009 cấp cứu tại BV Chợ Rẫy, xuất viện sau 03 ngày cấp cứu, BS chẩn đoán di chứng của nhồi máu não bán cầu phải, rối loạn chuyển hóa lipid. Hiện huyết áp bình thường, đường huyết và mỡ máu bình thường.


Thư hỏi của ông Quang cho thấy ông rất băn khoăn vì bị tai biến mạch máu não tái phát và đã di chứng. Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ. Đột quỵ có thể do nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Nguyên nhân thường gặp nhất gây nhồi máu não là bệnh lý xơ vữa động mạch tạo thành mảng xơ vữa bám trên thành mạch não. Khi mảng xơ vữa bị vỡ, huyết khối sẽ tạo ra trên nền mảng xơ vữa ấy, làm bít tắc hoàn toàn lòng động mạch; hoặc huyết khối vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, trôi đi theo dòng máu đến gây bít tắc các nhánh động mạch não nhỏ hơn. Vùng não được tưới máu bởi động mạch bị tắc sẽ bị tổn thương thiếu máu rồi hoại tử, tức là “nhồi máu”. Xơ vữa động mạch thường xảy ra trên người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, hoặc tăng cholesterol máu không được điều trị đúng, người hút thuốc lá, nam giới trên 45 tuổi, phụ nữ đã mãn kinh, những người béo phì hoặc thừa cân và những người có lối sống thụ động ít vận động thể lực, hoặc người có thân nhân trực hệ bị nhồi máu cơ tim sớm… Một nguyên nhân khác cũng gây nhồi máu não là huyết khối được thành lập tại tim do bệnh van 2 lá hoặc rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, sau đó theo dòng máu lên gây tắc động mạch não. Mặt khác, tăng huyết áp lâu ngày không được điều trị đúng cách còn làm cho thành mạch máu não yếu đi và dễ vỡ, hoặc các dị dạng mạch máu não bị vỡ, máu từ lòng mạch tràn ra ngoài, chèn vào mô não xung quanh, gây ra đột quỵ kiểu xuất huyết não. Bệnh nhân đột ngột bị yếu hoặc liệt hẳn một nửa bên người kèm với yếu hoặc liệt nửa mặt cùng bên biểu hiện là “méo miệng” hoặc “nói đớ”. Nếu bệnh nhẹ, vận động tay chân phục hồi lại hoàn toàn sau khoảng thời gian 24 – 48 giờ. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp bệnh nhân bị yếu hoặc liệt vận động kéo dài, gọi là di chứng tai biến mạch máu não. Trường hợp não bị tổn thương nặng bệnh nhân có thể bị rối loạn tri giác, lơ mơ hoặc hôn mê, thậm chí có thể ngưng thở và tử vong rất nhanh. Như vậy, để phòng ngừa tai biến mạch máu não và tai biến tái phát, chúng ta cần điều trị ổn định các bệnh lý gây nhồi máu não hoặc xuất huyết não, cũng như có chế độ sinh hoạt và ẩm thực phù hợp. Nếu có hút thuốc lá nhất thiết phải bỏ thuốc. Người thừa cân hoặc béo phì phải cố gắng giảm cân bằng cách ăn kiêng và tăng cường vận động thể lực. Chế độ ăn ít muối, ít chất béo và nhiều rau quả. Phải điều trị thật tích cực các bệnh gây xơ vữa động mạch như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu. Cụ thể phải kiểm soát tốt huyết áp (phải hạ huyết áp tâm thu xuống dưới 140 mm Hg và huyết áp tâm trương xuống dưới 90 mm Hg nếu người bệnh không có đái tháo đường, huyết áp tâm thu xuống dưới 130 mm Hg và huyết áp tâm trương xuống dưới 80 mm Hg nếu người bệnh có đái tháo đường), kiểm soát tốt đường huyết nếu người bệnh có đái tháo đường (điều chỉnh đường huyết lúc đói xuống dưới mức 126 mg/dL), kiểm soát tốt cholesterol nếu người bệnh có tăng cholesterol máu (hạ LDL cholesterol máu xuống dưới mức 100 mg/dL). Các thuốc kháng tiểu cầu uống như aspirin và clopidogrel (biệt dược Plavix) rất hữu ích trong việc phòng ngừa nhồi máu não mới và nhồi máu não tái phát, vì các thuốc này phòng ngừa thành lập huyết khối gây tắc mạch trên nền mảng xơ vữa động mạch.

Trở lại trường hợp của ông, tôi nghĩ di chứng và tái phát tai biến mạch máu não, cụ thể là nhồi máu não, liên quan đến tuổi, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Vì vậy, điều trị phối hợp cả 2 chuyên khoa Nội tim mạch và Nội thần kinh tại BV Chợ Rẫy và Đại học Y Dược là phù hợp. Amlodipine là thuốc thuộc nhóm ức chế kênh canxi. Preterax là biệt dược phối hợp một thuốc ức chế men chuyển là perindopril với một thuốc lợi tiểu là hydrochlorothiazide. Các thuốc này có cơ chế tác dụng khác nhau, nhưng đều nhằm ổn định huyết áp và có tác dụng bảo vệ giảm nguy cơ tai biến tim mạch và tai biến mạch não cho người bệnh tăng huyết áp. Có rất nhiều nhóm thuốc hạ áp khác nhau, trong đó nhóm thuốc ức chế beta được ghi nhận là làm giảm ham muốn tình dục hơn là những nhóm thuốc mà BS đang kê toa cho ông. Có khi điều lo lắng, bận tâm này lại xuất phát từ chính bệnh mà ông đang có là tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, thường được xem là “kẻ phá đám” đời sống tình dục nhiều nam giới lớn tuổi. Ông có vẻ băn khoăn, lưỡng lự, không tuân thủ toa thuốc điều chỉnh huyết áp khiến tôi e rằng các bệnh lý này của ông chưa được điều trị ổn định. Quan niệm của y học hiện đại chữa bệnh không chỉ để cứu mạng mà còn nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Ông đừng ngại bày tỏ với BS những vấn đề tế nhị nhưng rất ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị này. BS sẽ hướng dẫn hoặc điều chỉnh toa thuốc cho thích hợp. Điều trị tăng huyết áp và xơ vữa động mạch, cũng như phục hồi chức năng sau tai biến mạch não và dự phòng tai biến tái phát thường lâu dài, nếu không muốn nói là điều trị suốt đời.

Mong ông an tâm điều trị và sớm hồi phục.

Phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não

Phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm chỉ đứng hai bệnh ung thư và bệnh tim. Riêng đối với người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, vấn đề phòng bệnh còn đang rất bị coi nhẹ.

Theo dòng sự kiện


Phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não

Mặc dù tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm song hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách phòng ngừa.

Đầu tiên, để phòng tránh bị tai biến mạch máu não, theo GS.BS Lê Văn Thành, cần phải: phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, bởi rất nhiều bệnh nhân chỉ được phát hiện huyết áp tăng cao, khi đã bị tai biến mạch máu não. Nếu đã biết mình mắc bệnh tăng huyết áp, thì cần theo dõi tình trạng huyết áp, và chữa trị đúng.

Liệu pháp thay đổi lối sống (thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng.

Liệu pháp thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá; có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Tạo cuộc sống tinh thần vui tươi, thanh thản; dẹp bỏ những muộn phiền, tránh stress

Kiểm soát trị số huyết áp: Tăng huyết áp rất hay gặp ở người có tuổi. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch (đột quỵ, bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên). Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Thay đổi lối sống và dùng thuốc được áp dụng cho các bệnh nhân có huyết áp trên 140/90mmHg. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu.

Bệnh huyết áp thấp – Nỗi lo không của riêng ai

Bệnh huyết áp thấp – Nỗi lo không của riêng ai

Khi có những biểu hiện bất thường như hoa mắt, chóng mặt, hay nổi cáu, mệt mỏi… rất nhiều người chủ quan cho đó là những biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, những triệu chứng đó còn là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này.

Tại sao bị huyết áp thấp?


Cùng với nhịp sống đô thị ồn ào ngày nay, sự gia tăng những căng thẳng do áp lực công việc, sự ô nhiễm của môi trường…, bệnh huyết áp thấp ngày càng trở nên phổ biến mà bất kì ai cũng có thể mắc phải.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp bao gồm sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận, hệ tiêu hóa hoặc do hệ thống thần kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế. Cũng có thể do mắc một số bệnh mạn tính gây thiếu máu hoặc kém dinh dưỡng kéo dài như bệnh huyết học, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, suy giáp, lao…Tất cả những nguyên nhân đó gây suy giảm áp lực bơm máu và thể tích máu dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.

Làm sao để biết mình bị huyết áp thấp?

Khác với bệnh tăng huyết áp, chỉ số huyết áp là cở sở quyết định cho chẩn đoán bệnh. Trong bệnh huyết áp thấp, chỉ số chỉ có tính chất tham khảo, triệu chứng được quan tâm nhiều hơn. Bệnh nhân huyết áp thấp thường có những biểu hiện sau: mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt. Khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể suy giảm khả năng tình dục. Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc. Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh. Thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…

Lời khuyên nào cho bệnh nhân huyết áp thấp?

Những lời khuyên như ăn mặn hơn bình thường, ăn đủ chất, dùng nhân sâm, cafe…, tập thể dục thể thao: đều đặn, nhẹ nhàng đồng thời giữ tinh thần lạc quan là những lời khuyên rất bổ ích dành cho bệnh nhân huyết áp thấp.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện sản phẩm Hồng Mạch Khang – đây là một sản phẩm được coi là giải pháp hiệu quả cho căn bệnh huyết áp thấp. Hồng Mạch Khang là sự kết hợp của nhiều vị thuốc quý, đó là: Quy đầu, Ích trí nhân, Xuyên tiêu. Quy đầu là phần rễ chính của Đương quy, có tác dụng bồi bổ máu, tăng cường lưu thông máu. Ích trí nhân có tác dụng tăng cường chức năng tâm, thận, tiêu hoá, tăng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tăng áp lực bơm máu cũng như thể tích máu. Xuyên tiêu làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng tạo máu làm giảm nguy cơ thiếu máu do dinh dưỡng kém.

Sự kết hợp của 3 thành phần trên vừa giúp tăng áp lực máu đồng thời tăng thể tích máu do đó làm tăng cường huyết áp cho bệnh nhân. Nhờ cơ chế tác động vào căn nguyên gây bệnh nên Hồng Mạch Khang mang lại hiệu quả cao và lâu dài. Sản phẩm được khuyến cáo dùng 4-6 viên/ngày, liên tục trong 3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Bệnh nhân tim mạch nên cẩn thận với thời tiết lạnh

Bệnh nhân tim mạch nên cẩn thận với thời tiết lạnh

Đi bộ trên tuyết nguy hiểm cho bệnh nhân tim.

Nhiệt độ môi trường thấp có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh tim. Họ rất dễ bị hạ thân nhiệt do không có khả năng tạo đủ năng lượng để duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể. Điều này có thể dẫn tới tử vong, chủ yếu là do suy tim.

Theo Hội Tim mạch Mỹ, bệnh nhân nên tự bảo vệ mình bằng cách: mặc nhiều lớp áo quần để khí ấm không bị thoát ra ngoài, đội mũ hoặc quàng khăn để khỏi mất nhiệt qua đầu, mang găng và đi ủng để giữ ấm chân tay. Ngoài ra, họ cũng nên tránh dùng bia rượu vì các đồ uống này gây giãn mạch máu nhỏ ở da, làm thất thoát nhiệt từ những bộ phận quan trọng của cơ thể. Một số yếu tố khác như gió, tuyết và mưa cũng có thể dẫn tới hạ thân nhiệt. Khi này, người bệnh có các biểu hiện: giảm khả năng phối hợp động tác, phản ứng chậm chạp, run rẩy, buồn ngủ hoặc lú lẫn...

Nhiệt độ thấp kết hợp với việc đi bộ trên tuyết dầy và ẩm có thể gây áp lực cho tim. Một số nghiên cứu cho thấy, tiết trời mùa đông khắc nghiệt làm tăng nguy cơ bị cơn đau tim.

Huyết áp thấp, triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

Huyết áp thấp, triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

Huyết áp thấp là vấn đề sức khỏe khá phổ biến trong cộng đồng, gây ra những bất tiện và khó chịu cho người bệnh, nếu không biết cách đề phòng và chữa trị có thể dẫn tới đột quỵ, gây tử vong.

Huyết áp thấp là căn bệnh phố biến trong cộng đồng

Huyết áp bao nhiêu được xem là huyết áp thấp?

Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg (Huyết áp trung bình là 120/80 mmHg).

Biểu hiện của Huyết áp thấp:

- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.

- Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân.

- Suy giảm khả năng tình dục

- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.

- Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp, nhưng sau đây là các nguyên nhân chính:

- Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.

- Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

- Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.

- Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

- Khi cơ thể gặp lạnh, mưa.

- Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.


Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt là những

triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân huyết áp thấp

Để khắc phục chứng huyết áp thấp, cần thực hiện những biện pháp sau:

1. Nếu bị Huyết áp thấp do suy giảm hoạt động của tuyển giáp, bạn nên đến bác sỹ thăm khám, xét nghiệm máu để phát hiện ra nguyên nhân, bác sỹ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.

2. Trường hợp bị Huyết áp thấp không do nguyên nhân trên, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

- Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).

- Ngủ đủ giấc và đủ thời gian cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục cũng như phòng ngừa chứng cao huyết áp.

- Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi.

- Thường xuyên dùng các loại trà để hỗ trợ nâng cao huyết áp. Trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp, song một sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp tốt phải đảm bảo tốt các tiêu chí sau:

- Không gây phản ứng phụ khi người bệnh dùng thường xuyên. Điều này chỉ có thể có được nếu sản phẩm được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên.

- Có tác dụng làm ấm nóng cơ thể, không gây lạnh bụng, đi ngoài, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho bệnh nhân càng tụt huyết áp hơn. Vì vậy sản phẩm không nên bổ sung những vị thuốc có tính hàn.

Trà tăng huyết áp An Bình được làm từ các thành phần thảo dược: Nhục quế, quế chi, cam thảo, can khương (dựa theo bài thuốc cổ phương Quế chi cam thảo thang gia vị - Ôn bổ tâm dương), có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, giúp trừ lạnh, làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết. Dùng khi huyết áp thấp, tỳ vị hư nhược, nôn, chân tay lạnh. Trà Tăng huyết ap An Bình được bào chế bằng công nghệ chiết xuất đặc biệt (Công nghệ Chi-Alco), giúp giữ được những hoạt chất quý của thảo dược, mang lại cho sản phẩm tác dụng vượt trội và nhanh chóng. Ngoài ra, Trà Tăng huyết áp An Bình còn giúp phục hồi sinh khí, tăng cường chuyển hóa năng lượng giúp cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thế.

Tags: kham chua benh, kham tong quat

Chữa bệnh trầm cảm

Chữa bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc tác động đến khí sắc và ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Ngoài việc giúp bệnh nhân thoát khỏi cảm giác cô đơn, buồn chán, cần cung cấp cho họ những thực phẩm như tim lợn, sữa, mật ong... nhằm hạn chế tối đa sự rối loạn chức năng nội tạng.

Triệu chứng trầm cảm:

Về cảm xúc: người bệnh thường có trạng thái buồn bã, ủ rũ, lo lắng, chán chường, đau khổ, sợ hãi, hoảng hốt, mất lòng tin. Bản thân hay mặc cảm tự ti, thấy mình không đáng sống và từ đó tìm cách tự sát.

Về tâm trí: các chức năng thần kinh bị ức chế, trì trệ, nhất là khả năng chú ý, trí nhớ, tư duy và sáng tạo. Bệnh nhân lười vận động, ngại giao tiếp với mọi người chung quanh, chỉ thích ngồi hoặc nằm một chỗ trong tâm trạng buồn rầu, đau khổ.

Yếu tố cơ thể: rối loạn tâm trí đó thường song hành và góp phần gây nên các rối loạn chức năng của nhiều cơ quan nội tạng như: đau đầu, mất ngủ, đau ngực, rối loạn nhịp tim cơ năng, đau cơ khớp, tăng huyết áp dao động, rối loạn và suy giảm khả năng tình dục...

Phương pháp điều dưỡng tại nhà

Chế độ sinh hoạt, ăn uống:

- Cần tạo cho người bệnh có thái độ lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống.

- Bảo đảm giấc ngủ tốt.

- Tránh uống rượu bia và các thứ kích thích.

- Ăn uống điều độ với nhiều thức ăn có hàm lượng canxi và acidamin cao như: cá, tôm, thịt bò, thịt gà, đậu tương và các chế phẩm đậu nành.

- Các thành viên trong gia đình cần yêu thương, chăm sóc người bệnh, không để họ có cảm giác cô đơn, buồn chán. Đưa bệnh nhân hòa nhập với thiên nhiên và cộng đồng bằng cách động viên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội.

Một số bài thuốc hiệu nghiệm:

Bài 1: vừng, mật ong, sữa bò tươi, mỗi thứ 120 g. Vừng giã nhỏ, cho mật ong và sữa bò vào, đun nhỏ lửa, để nguội, cho vào trong lọ nút kín. Mỗi lần uống 30 g, ngày hai lần.

Bài 2: tim lợn 1 quả, đại táo 10 quả. Hấp cách thủy, ăn ngày một lần.

Bài 3: bán hạ chế 80 g, hậu phác 8 g, tía tô 10 g, bạch linh 12 g, đảng sâm 12 g, cam thảo 6 g, gừng tươi 3 lát. Ngày 1 thang sắc uống làm hai lần.

Bài 4: sài hồ 12 g, bạch linh 10 g, bạch mật 12 g, bạch thược 12 g, đương quy 12 g, xuyên khung 12 g, lương phụ 12 g, thanh bì 12 g, hồng hoa 8 g. Ngày 1 thang sắc uống làm 2 lần.

Điều trị bằng thuốc:

- Proniazid (Miarsild) viên nén 50 mg. Liều duy trì: 1/2 viên đến 1 viên/ngày hoặc cách ngày.

- Amitriptein (elavil) viên nén 10-25 và 50 mg. Ngày đầu 2 lần, mỗi lần 25 mg, sau tăng dần, tối đa là 150 mg/ngày.

- Imipramin (toframil) viên bọc đường 10-25mg. Loại 10 mg, tăng dần liều đến 3-5 viên/ngày. Mỗi đợt dùng 2-3 tháng.

Bí quyết để sống lâu, khỏe mạnh

Bí quyết để sống lâu, khỏe mạnh

Yêu đời, hiểu theo nghĩa ham sống, sợ chết, là bản năng của con người. Ngày trước đời sống rất kham khổ, thiếu thốn đủ thứ, bệnh tật đủ loại... tuổi thọ trung bình của con người chỉ được khoảng 30; 40, 50 là thọ và 70 là "cổ lai hy"! Ngày nay có cụ 70 rồi mà còn trẻ, chỉ được gọi bằng ông vì thực ông "còn nước" lắm. Ông còn yêu đời... lung tung! Ầy là vì chất lượng của đời sống càng ngày càng tăng nhờ sự phát triển của khoa học (vệ sinh, y khoa, dịch tễ, dinh dưỡng, môi trường, xã hội, tâm lý v.v...). Vậy nhưng cái già nó cứ xồng xộc tới! Chúng ta hãy cùng tìm hiểu...

TẠI SAO CHÚNG TA GIÀ?

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng lão hóa.

1. Thuyết di truyền có lẽ là thuyết khoa học nhất. Theo thuyết này thì con người có saün trong các tế bào của mình một chương trình - mang trong các "gen". Các gen hoạt động theo thứ tự, bất di bất dịch. Sinh, lão, bệnh, tử. Y khoa đã làm "bệnh" giảm rất nhiều nhưng "tử" thì vẫn còn, tuy có chậm hơn đôi chút.

2. Thuyết mô liên kết (collagen). Mô liên kết là những sợi đàn hồi (số elastine) đa dạng, là cái nền của tất cả các loại mô trong cơ thể: xương, sụn, gân, da, động mạch lớn nhỏ, các cơ trơn, các bộ phận, v.v... Với thời gian các sợi này mất dần tính đàn hồi... Thuyết này giải thích sự lão hóa của các mô, nhưng xét cho cùng thì cũng do gen "quyết định" cả.

3. Thuyết gốc tự do. Thuyết này cho rằng các gốc tự do - được phóng ra trong tế bào khi tế bào chuyển hóa các axít béo không bão hòa - gây tổn thương các tế bào, làm chúng yếu, già đi... Cần nhận định rằng "gốc tự do" là khí giới của các tế bào (thuộc hệ miễn nhiễm) giúp chúng ta chống trả các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Như vậy có thể hiểu hiện tượng lão hóa - cũng như nhiều bệnh gặp ở tuổi trẻ - là do sự "tẩu hỏa nhập ma" của các tế bào thuộc hệ miễn nhiễm!

4. Thuyết kích tố. Thuyết này dựa vào nhận xét rằng mọi giai đoạn của đời sống đều do kích tố điều hành. Lúc nhỏ có kích tố tăng trưởng. Từ tuổi dậy thì có các kích tố nam, nữ. Khi sự bài tiết các kích tố yếu đi thì cơ thể già dần. Còn nhiều loại kích tố khác cũng ảnh hưởng tới sự lão hóa, ví dụ như DHEA và Melatonin.

5. Thuyết hao mòn. Theo thuyết này thì mỗi tế bào có một cái như cái tràng hạt, mỗi lần phân chia thì mất đi một hạt. Khi không còn hạt nào thì phải... "thác về"! Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các tế bào ung thư có khả năng tái tạo các hạt này; họ hy vọng sẽ tìm ra cái bí quyết này rồi sẽ "mách" cho các tế bào bình thường!

6. Thuyết chất thải. Thuyết này ví cơ thể như một động cơ (lấy năng lượng từ các phản ứng sinh hóa), khi chạy thì thải ra chất cặn (như động cơ nhả ra khói vậy). Chất cặn ứ đọng dần trong tế bào, làm tế bào già yếu đi.

7. Thuyết DNA dị biến. DNA là thành phần cấu tạo nên gen, mật mã di truyền của mọi sinh động vật. Dưới ảnh hưởng của các "hạt vũ trụ" thường xuyên bay rất nhanh trong không gian vô tận, xuyên qua cả các hành tinh và dĩ nhiên là qua cả cơ thể của chúng ta từ mọi hướng, cấu trúc của DNA có thể bị thay đổi...

8. Thuyết tự miễn. Theo thuyết này thì sự lão hóa cũng như một số lớn các bệnh của tuổi già là do các tế bào của hệ miễn nhiễm tấn công các tế bào bình thường. Nhưng nhiều người trẻ cũng bị các bệnh tự miễn như bệnh luput, bệnh tiểu đường loại I, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Hashimoto (của tuyến giáp), bệnh Addison (của tuyến thượng thận), v.v... (do sự lầm lẫn của hệ miễn nhiễm).

9. Thuyết virus bướu RNA. Virus bướu RNA là một loại virus có thể xâm nhập dễ dàng vào tế bào, trà trộn lẫn với các RNA lành của tế bào, làm xáo trộn sự tăng trưởng của tế bào. Kết quả là tế bào già yếu đi.

10. Thuyết stress. Stress là tình trạng tinh thần bị kích động bởi đời sống nói chung. Một đời sống có nhiều căng thẳng lớn hay nhỏ sẽ làm con người già đi rất mau. Những người sống thảnh thơi thoải mái thường ít bệnh tật và trẻ lâu.

Các thuyết nêu trên chỉ là những giả thuyết nhưng cũng đủ để chúng ta thấy rằng việc đi tìm nước suối tiên, tìm thuốc trường sinh hay phép lạ nào đó nhằm kéo dài đời sống... là chuyện hão huyền, viển vông! Trong thực tế, hiện tượng lão hóa có thể chỉ là kết quả của sự ăn uống không đúng phép, của tật biếng nhác - nghĩa là thờ ơ với mọi việc và uể oải trong hoạt động thể chất - nhiều hơn là của tuổi tác, như Hội nghị Quốc tế về Sức khỏe đã nhận định trong buổi họp tại Orlando (1996).

Theo - BS. NGUYỄN LÂN GIÁC-

Dùng kháng sinh ở người cao tuổi - Khám chữa bệnh

Dùng kháng sinh ở người cao tuổi - Khám chữa bệnh

Không nên tự ý dùng kháng sinh.

Ở người già, các chức năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc đều suy giảm. Họ lại từng trải qua nhiều bệnh nhiễm khuẩn, dùng nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, nếu dùng thuốc không đúng hoặc tự ý dùng kháng sinh, người cao tuổi sẽ gặp những tác hại không thể lường trước.

Có bốn yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi.

- Lưu lượng tim suy giảm, làm giảm diện phân phối thuốc, giảm lượng kháng sinh đến ổ nhiễm khuẩn.

- Cơ thể có sự tăng khối mỡ, giảm khối nạc, làm giảm sự phân phối thuốc vào khoang mô, sự phân bố thuốc không đồng đều. Bác sĩ dễ đánh giá nhầm hiệu lực thuốc nếu chỉ xem nồng độ của thuốc trong máu.

- Chức năng thận đã suy giảm nên kháng sinh dễ gây độc cho gan, thận; nếu cần dùng bắt buộc phải giảm liều. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh để chữa bệnh thận, do dùng liều thấp và sự giảm thải kháng sinh qua thận, nồng độ thuốc ở đường tiết niệu sẽ không đủ tác dụng.

- Chức năng diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân đã giảm sút, làm kháng sinh mất khả năng tác động. Vì vậy, tuy dùng kháng sinh theo đúng nguyên tắc nhưng thuốc vẫn không thể diệt hết vi khuẩn. Trong cơ thể luôn còn lại một lượng vi khuẩn nhất định, có thể tạo nên những ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng.

Các nguyên tắc dùng kháng sinh ở người cao tuổi

- Bác sĩ phải nắm vững tính năng của thuốc: cơ chế tác dụng của kháng sinh lên vi khuẩn, phổ tác dụng của kháng sinh, quá trình hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ và nhất là các tai biến của kháng sinh.

- Nắm vững cơ địa, tiền sử dị ứng thuốc của từng bệnh nhân. Ở người cao tuổi, các triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu chỉ điểm về bệnh lý nhiễm khuẩn thường mờ nhạt không điển hình, không tương quan rõ ràng với tình trạng nhiễm khuẩn.

- Luôn kiểm tra kết quả của kháng sinh trên người bệnh. Nếu thấy không có hiệu quả, phải xem lại chẩn đoán vì thường có nhiều bệnh đồng thời xuất hiện trên cơ thể người cao tuổi. Xem lại việc lựa chọn loại thuốc kháng sinh, liều lượng, điều kiện thâm nhập kháng sinh đến ổ bệnh trên một cơ thể đã lão hóa, xem xét tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

- Nên chọn dùng một loại kháng sinh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải cân nhắc tính đối kháng hay tính hợp đồng của thuốc.

Để phát huy tối đa hiệu lực của thuốc và tránh những tai biến do thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng. Ví dụ:

- Augmentin, ciblor... cần uống vào đầu bữa ăn.

- Doxycilin uống vào giữa bữa ăn với một nửa cốc nước to, uống ở tư thế ngồi hay đứng để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày, loét niêm mạc thực quản.

- Hầu hết các thuốc chống nấm nên uống trong bữa ăn để giảm bớt nguy cơ kích ứng ở đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu thuốc.

- Thức ăn làm tăng tác dụng của cefuroxim (Cepazin, Zinnat), vì vậy loại kháng sinh này nên uống sau ăn 15-30 phút.

- Penicillin, ampicillin dễ bị dịch dạ dày phá hủy, nên uống xa bữa ăn.

- Đa số các thuốc nhóm macrolid (erythromycin, rovamycin, roxithromycin, pyotacin) uống xa bữa ăn sẽ hấp thu tốt hơn.

- Nhóm thuốc cyclin (tetracyclin, hexacyclin) phải dùng sau khi uống sữa (hoặc canh cua, rau muống) 3 giờ vì chất canxi trong thức ăn sẽ kết hợp với thuốc, làm giảm hấp thu thuốc.

- Unasyn, amoxycillin (Clamoxyl), spiramycin (Zithromax), nhóm quinolon (noroxin, oflocet, peflacin, ciplox) không bị ảnh hưởng của ăn uống, nên có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.

Với tất cả các loại kháng sinh, người cao tuổi không được tự ý mua và sử dụng mặc dù trước đó họ đã được dùng tại bệnh viện. Ngừng ngay việc dùng thuốc và đến cơ sở y tế khám khi thấy có biểu hiện khác thường.

Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa

Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa

Ở người già, hệ miễn dịch đã suy giảm.

Khi thời tiết giao mùa, cơ thể người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch đã suy giảm. Việc dùng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ; vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe lúc này là phòng bệnh và áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc.

Các biện pháp phòng bệnh bao gồm tăng cường cơ chế miễn dịch bằng chất chống oxy hóa, chẳng hạn dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng với thành phần Beta caroten, vitamin C, vitamin E, sélénium, kẽm. Tăng cường rau quả chứa nhiều vitamin C thiên nhiên như cam, chanh, bưởi, cà chua, quýt, su hào, xà lách, giá đậu... nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại tình trạng dễ bị các virus (nhất là nhóm Rhinovirus) và vi khuẩn xâm nhập, gây cảm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.


Người cao tuổi cần tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột bằng cách giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, lau khô và làm ấm cơ thể khi bị mắc mưa, ăn các thực phẩm giàu năng lượng khi trời trở lạnh để duy trì cân bằng thân nhiệt. Một điều cần thiết khác là giữ giấc ngủ yên trong đêm vì việc thường xuyên mất ngủ (thường gặp ở người cao tuổi) sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Có thể đi bộ thong thả 20-30 phút lúc chiều tối, tắm nước ấm để tạo thư giãn khi đi ngủ, uống một ly sữa ấm trước lúc lên giường để khỏi hạ đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ. Nên ăn nhiều khoai, củ, bí, bầu, mướp, khổ qua, mồng tơi, bồ ngót, rau muống, xà lách. Những thực phẩm này giúp cơ thể hấp thu tryptophan, một amino acid có lợi cho giấc ngủ. Ngược lại, ăn nhiều thịt, cá có nhiều tyrosin sẽ gây hưng phấn dẫn đến khó ngủ...

Các biện pháp giải cảm không dùng thuốc

- Gừng: Chứa tinh dầu diệt nấm, diệt khuẩn, hiệu quả với các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng nên thường được dùng để trừ cảm lạnh dưới dạng trà gừng nóng, cháo gừng. Mứt gừng, gừng muối có tác dụng ôn dương (làm ấm), tán hàn (chống lạnh), tiêu đàm. Gừng thường được nấu canh ăn giải cảm với hành 15 g, gừng tươi 6 g, lá tía tô 6 g hoặc gừng tươi 10 g xắt lát, cải bẹ xanh 500 g xắt đoạn. Nấu với nước, sắc 4 chén thành 2 chén, thêm muối vừa miệng, uống làm hai lần. Cũng có thể lấy giấm 500 ml, gừng tươi và tỏi lớn mỗi thứ 100 g rửa sạch, xắt lát ngâm trong giấm, đậy kín trong 30 ngày. Khi bị cảm dùng thức ăn kèm với 2 muỗng cà phê 10 ml giấm ngâm gừng tỏi.

- Tỏi: Chất kháng sinh Allicin trong tỏi có tính kháng khuẩn, trị các bệnh nhiễm trùng, lại có tính tiêu đàm nên được dùng để trị các bệnh đường hô hấp thường gặp khi bị cảm như viêm họng, viêm phế quản. Canh hành, tỏi, gừng ăn nóng giúp toát mồ hôi, giải cảm.

- Hành: Làm lợi ngũ tạng, giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đường hô hấp, tham gia quá trình thành lập testosteron và giúp ăn ngon. Riêng hành tây chứa các men tiêu hóa chất đường và lượng vitamin C lớn (đáp ứng được 20% nhu cầu mỗi ngày) cùng một lượng canxi đáng kể. Vì thế, hành thường được dùng phối hợp để giải cảm.

- Lá xông: Nguyên liệu thường dùng là lá hương nhu tía, chanh, bưởi, sả, kinh giới, tía tô, gừng, lá lốt... Các loại lá trên thường chứa tinh dầu có các hoạt chất như Eugenol, limonen, phellandren..., giúp sát trùng đường hô hấp khi bốc hơi do đun nóng. Cho các lá vào nồi, đổ nước ngập, đậy kín, đun sôi. Sau đó mang ra, trùm chăn kín, mở nắp nồi từ từ cho hơi nước chứa tinh dầu bốc lên, hít thở thật sâu và chậm để sát trùng đường hô hấp và giúp mồ hôi toát ra. Tuy nhiên, những người tổng trạng yếu hoặc quá ốm, bị mất nước nhiều thì không nên xông.

Thận trọng khi dùng thuốc

Trên thị trường có rất nhiều thuốc trị cảm, trị ho và thuốc phối hợp trị cảm ho. Tất cả đều là những thuốc thông thường nhưng nếu không hiểu rõ tác dụng phụ thì vẫn có thể gây hại, nhất là với cơ địa đặc biệt của người cao tuổi (thường cao huyết áp, đau dạ dày...).

Với thuốc cảm chứa Chlorphéniramine, không nên dùng liều cao, kéo dài trên hai tuần vì có thể gây ra nhịp tim nhanh, tim co bóp mạnh, huyết áp tăng. Không dùng cho những người bị bệnh nặng ở gan, thận, cao huyết áp, tăng nhãn áp, bí tiểu tiện, bệnh tim bẩm sinh vì thuốc làm giảm hiệu lực dược phẩm trị cao huyết áp, tăng hiệu lực thuốc tê mê, nguy hiểm khi uống chung với thuốc kháng viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, indomethacin...

Thuốc ho, long đờm làm giảm ho mạnh, gây ức chế trung tâm hô hấp, ngăn cản phản xạ ho. Những thuốc giảm ho mạnh có hàm lượng codein 25 mg/viên không nên dùng cho người bị suy hô hấp, hen suyễn. Thuốc giảm ho chứa dextromethorphan khi dùng cho người suy gan và cao tuổi cần giảm 50% liều lượng dùng lần đầu để xem xét khả năng dung nạp. Nhóm thuốc giảm đau thông thường chứa aspirin không dùng được cho người bị loét dạ dày, tá tràng và các bệnh xuất huyết.

Người cao tuổi cũng cần thận trọng với các nhóm thuốc cảm kết hợp với thuốc kháng viêm giảm đau không chứa nội tiết tố steroid như ibuprofenòmlurbiprofen, ketoprofen, piroxicam, phenylbutazone, diclofenac... Đa số chúng không dùng cho người có nghi ngờ hoặc đã viêm loét tá tràng, hen suyễn, hay bị chảy máu, suy chức năng gan thận, cao huyết áp hoặc suy tim. Đây là những thuốc có công dụng trị đau nhức thấp khớp nhưng khó dung nạp với người cao tuổi, có nhiều chống chỉ định và tương kỵ với nhiều loại thuốc.

Khám chữa bệnh cho người cao tuổi

Khám chữa bệnh cho người cao tuổi

Triển khai các biện pháp, chế độ ưu tiên cho người cao tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện

Ngày 17.5, BS CK2 Dương Thanh Bình - TUV, GĐ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới - cho biết đã triển khai các biện pháp và quy định nhằm có chế độ ưu tiên cho các đối tượng người cao tuổi khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện

Theo đó, khoa Khám bệnh đã bố trí một phòng khám dành riêng để khám cho người bệnh từ 75 tuổi trở lên, người cao tuổi được ưu tiên phát số khám bệnh, ưu tiên khám trước. Đồng thời, ngoài khoa Nội Tổng hợp - Lão khoa chuyên điều trị cho các bệnh nhân cao tuổi mắc các bệnh nội khoa thì tại các khoa lâm sàng khác đã bố trí buồng bệnh thích hợp nhằm điều trị cho người cao tuổi.

kham chua benh

Đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc tận tình những người bệnh cao tuổi ( Ảnh : Quang Phú)

ThS.BS Trần Ánh Dương - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - cho biết, việc triển khai các biện pháp và quy định trên nhằm thực hiện theo công văn số 2413/BYT-KCB ngày 26.4.2013 của Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế về việc kham chua benh cho người cao tuổi và theo Luật người cao tuổi được Quốc hội khóa XII đã thông qua.

Khám sức khỏe tổng quát cho người cao tuổi

Khám sức khỏe tổng quát cho người cao tuổi

Nhiều người cao tuổi thoạt nhìn rất khỏe mạnh và họ cũng tin như thế. Nhưng sau khi kiểm tra mới thấy họ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Biết có chương trình khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi do Hội Dinh dưỡng Việt Nam và nhãn hàng Ensure Gold (Abbott, Hoa Kỳ) tổ chức, anh Lê Phương Thông (28 tuổi, đường Tôn Đản, Q.4, Tp.HCM) đã đưa bà đã 83 tuổi – cụ Trương Thị Nghĩa – đến để được các bác sĩ kham tong quat và đo lực cơ, chỉ số dinh dưỡng Vigor. Anh chia sẻ, hàng ngày bà ăn uống rất được và sức khỏe khá tốt nên mọi người đều cho rằng bà không gặp các vấn đề về sức khỏe. Nhưng khi xem kết quả đo lực cơ và chỉ số Vigor mới thấy tình trạng dinh dưỡng của bà anh Thông đang ở mức nguy cơ cao về thiếu dinh dưỡng (13 điểm) và lực cơ của bà ở mức dưới trung bình. Đây là tình trạng trạng chung của nhiều người cao tuổi – không quan tâm đúng mức đến sức khỏe bản thân.


Anh Lê Phương Thông và bà tại buổi khám bệnh mở đầu chuỗi khám bệnh nhân tháng người cao tuổi
(Ảnh: Ensure Gold)

Thực trạng này khá trùng khớp với thống kê gần đây của Hội Dinh dưỡng Việt Nam, trong tổng số người cao tuổi – khoảng 8,15 triệu, chỉ 10% kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Điều đáng nói là có đến 71 % người cao tuổi mắc bệnh kép (3 – 4 bệnh mãn tính), 23% sức khoẻ kém mà chỉ có 6% sức khoẻ tốt.

Bên cạnh đó, các hoạt động chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi chưa được tổ chức rộng rãi, chủ yếu mang tính đơn lẻ, tự phát. Hầu hết người cao tuổi phải tự bỏ tiền để chi trả các khoản khám chữa bệnh. Chi phí này là gánh nặng của họ và gia đình, nhất là với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Do đó, những chương trình khám bệnh, chăm sóc sức khỏe cao niên sẽ rất cần thiết đối với lứa tuổi này.

Chương trình “Tặng sức khỏe vàng – Thay ngàn lời chúc” do Hội Dinh dưỡng Việt Nam cùng với nhãn hàng Ensure Gold (công ty Abbott, Hoa Kỳ) triển khai nhân tháng Người cao tuổi (ngày 30/9 vừa qua) đã đem đến cơ hội tầm soát sức khỏe miễn phí cho không ít người lớn tuổi. Tại chương trình, bên cạnh được kiểm tra sức khỏe tổng quát, người cao tuổi còn được kiểm tra bằng hai phương pháp mới là máy đo lực cơ – đánh giá mức độ vận động thể lực cũng như dự đoán “độ tuổi” lực cơ và bảng khảo sát chỉ số Vigor – đánh giá tình trạng dinh dưỡng thông qua 10 câu hỏi về thói quen ăn uống. Hai phương pháp mới sẽ giúp người cao tuổi dễ dàng nhận biết tình trạng sức khỏe của mình.

Dinh dưỡng hợp lý để khỏe mạnh hơn

Vẫn trung thành với nỗ lực đem đến cho người cao tuổi điều kiện tốt nhất để duy trì sức khỏe, giúp trái tim khỏe mạnh và trí tuệ minh mẫn, nhãn hàng Ensure Gold cùng với Hội Dinh dưỡng VN còn phối hợp với các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để cung cấp thêm thông tin về lĩnh vực này cho họ. Chương trình ngày 30/9 có Chuyên gia Ẩm thực Diệu Thảo tư vấn dinh dưỡng và cách thực hiện món ăn tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Theo chuyên gia: “Do khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa các chất ở người lớn tuổi chậm hơn lúc trẻ, lứa tuổi này có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về cao huyết áp, cholesterol máu cao, rối loạn chuyển hóa… Nên bên cạnh chế độ ăn, người cao tuổi cũng nên chú ý bổ sung 1 – 2 ly sữa mỗi ngày. Nên chọn các loại sữa có chất béo không no như Omega 3, Omega 6 tốt cho hệ tim mạch, giàu Choline và Oleic Acid tốt cho trí não; có nhiều chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa và đầy đủ, cân đối đạm, bột, béo, vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe người cao tuổi”.

Mong rằng có thêm nhiều chương trình ý nghĩa như “Tặng sức khỏe vàng – Thay ngàn lời chúc” để có thêm nhiều người cao tuổi không có điều kiện khám bệnh định kì được tầm soát sức khỏe như trường hợp bà anh Lê Phương Thông.

Khám chữa bệnh cho người cao tuổi

Khám chữa bệnh cho người cao tuổi

Theo quy định của Luật người cao tuổi, NCT là người có từ đủ 60 tuổi trở lên. NCT có vai trò và vị thế là nền tảng của gia đình, là lớp người có công lớn đối với gia đình, xã hội và Đất nước, hiện đang tiếp tục đem trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm cống hiến cho cách mạng, gia đình và cộng đồng được xã hội tôn vinh và quan tâm chăm sóc. Quốc hội ban hành luật NCT ngày 23.11.2009, Chính phủ ra NĐ số 6/2011/NĐ-CP ngày 14.1.2011 quy định chi tiết và hướng dẫn 1 số điều của Luật NCT. Các Bộ có các thông tư hướng dẫn thực hiện theo các lĩnh vực quản lý; Bộ Y tế có thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe NCT.


Người cao tuổi làm thủ tục kham chua benh ở Bệnh viện Xanh - Pôn

BHYT VỚI NCT

Hiện nay NCT từ 80 tuổi trở lên được nhà nước mua thẻ BHYT (vẫn có trường hợp ngoại lệ là NCT hưởng tuất BHXH không được cấp thẻ BHYT mà mua thẻ BHYT tự nguyện bổ xung) tại dự thảo sửa đổi luật BHYT bổ xung đối tượng NCT hưởng tuất được quỹ BHXH đóng thay. Luật BHYT được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 14.11.2008 có hiệu lực thi hành từ 1.7.2009 và thực hiện chính thức từ 1.10.2009, Luật có 12 chướng và 52 điều quy định có 25 nhóm đối tượng tham gia và 7 nhóm quyền lợi hưởng, trong đó nhóm 13 là người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, NCT chủ yếu thuộc nhóm này. Về quyền lợi hưởng BHYT nhóm bảo trợ xã hội thuộc nhóm quyền lợi 4, hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến. NCT thuộc các nhóm khác hưởng theo nhóm quyền lợi các nhóm như sau: Người có công thuộc nhóm quyền lợi 2, cán bộ hưu trí thuộc nhóm quyền lợi 5, hộ nghèo quyền lợi 4… Luật quy định mức hưởng đối với các trường hợp khám trái tuyến, khám bệnh theo yêu cầu riêng, mức hưởng với dịch vụ kỹ thuật cao. Quy định về đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Các cơ sở y tế khám chữa bệnh từ tuyến huyện, tuyến xã.

Tình hình khám chữa bệnh BHYT với NCT tại Hưng Yên.

Hưng Yên hiện có trên 167.000 NCT sinh hoạt tại 161 hội NCT xã phường và hơn 1.000 chi, tổ hội cơ sở. Năm 2012 BHXH Hưng Yên đã phát hành trên 621.000 thẻ BHYT, trong đó người có thẻ BHYT từ 60 tuổi trở lên là 125.000, như vậy khoảng 75% NCT đã có thẻ BHYT(chưa kể thẻ BHYT do Bộ quốc phòng cấp). Cả tỉnh năm 2012 đã có 338.368 lượt NCT đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, trung bình 2,7 lượt/thẻ trong đó 2,36 lượt khám bệnh và 0,34 lượt điều trị nội trú. Tổng chi phí BHXH đã thanh toán trên 180 tỷ đồng, bình quân 1.452.433đ/thẻ. Các bệnh thường gặp là: Bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, viêm phổi tắc nghẽn, đã có 1.881 NCT được giải phóng mù loà bằng phương pháp mổ Phaco, trên 115.000 lượt khám và điều trị bệnh mãn tính tiểu đường, huyết áp với tổng chi phí 56 tỷ đồng.

Ngày 10.6.2013 TW Hội NCT Việt Nam, BHYT Hưng Yên, Trung Tâm tư vấn và hỗ trợ Chăm sóc sức khoẻ NCT đã về 2 xã Hoàng Hoa Thám và xã Quang Vinh huyện Ân Thi tổ chức buổi toạ đàm chính sách BHYT, truyền thông sức khoẻ với chủ đề : “Dinh dưỡng với sức khoẻ NCT”, kết quả buổi toạ đàm mang lại nhiều kết quả tốt đẹp với hơn 400 đại biểu tham dự. Buổi truyền thông mang lại nhiều kiến thực cho NCT để NCT tự biết chăm sóc bản thân và cách phòng tránh bệnh hay gặp ở NCT.

Theo báo cáo tổng kết trong buổi toạ đàm, tại Ân Thi năm 2012 tổng chi phí BHXH thanh toán trên thẻ NCT 17,5 tỷ đồng các bệnh mãn tính tiểu đường, huyết áp; 9.000 lượt khám và điều trị chí phí 4,5 tỷ đồng. Có 204 lượt mổ phaco tổng chi phí thanh toán trên 800 triệu đồng. Tại trung tâm y tế Ân Thi đã triển khai khám và điều trị tiểu đường, huyết áp từ năm 2011, năm 2012 trung tâm đã khám cấp thuốc điều trị bệnh mãn tính cho hơn 6.500 lượt NCT với tổng số tiền bảo hiểm thanh toán hơn 1,9 tỷ đồng. Mục tiêu trong năm tới sẽ đầu tư trang thiết bị y tế, đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực khám và điều trị các bệnh trong phạm vi tuyến và bệnh mãn tính nói riêng đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân đặc biệt đối với NCT. Mục tiêu thời gian tới là hướng tới BHYT toàn dân, triển khai khám chữa bệnh ban đầu ngay tại trạm y tế xã nhằm đảm bảo yêu cầu khám và điều trị các bệnh thông thường cho người có thẻ BHYT ít có điều kiện đi lại (người nghèo, đối tượng chính sách,..) người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế thuận tiện hơn.

Nguồn: Internet

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp tâm lý thoải mái và chuẩn bị tốt cho cuộc sống vợ chồng cũng như quá trình mang thai sắp tới.

kham phu khoa

Đối với một số nước trên thế giới, nếu muốn kết hôn, đôi uyên ương phải có giấy chứng nhận sức khỏe để đảm bảo cho cuộc sống vợ chồng sau này. Nhưng ở Việt Nam, việc khám sức khỏe dường như chưa được nhiều cô dâu chú rể quan tâm và họ cho rằng nó không quan trọng lắm.

Nhiều người cho rằng đó chỉ là cách “kiểm tra” nhau để quyết định có tổ chức cưới hay không, một số khác lại cảm thấy tự ái vì sức khỏe của mình bị nghi ngờ, hoặc có người lại cảm thấy lo sợ, ngại ngần. Thực tế, các suy nghĩ này chưa đúng đắn, bởi không phải ai cũng khỏe mạnh mọi mặt và nếu khám sức khỏe sớm, phát hiện được những căn bệnh tiềm ẩn sẽ giúp bạn nhanh chóng chữa trị, mang đến cuộc sống hạnh phúc cho cả hai người.

Lợi ích của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn

- Tạo ra tâm lý thoải mái cho cuộc sống vợ chồng sau đám cưới. Đây là một việc làm đúng đắn, văn minh và mang ý nghĩa chuẩn bị cho cuộc sống mới.

- Có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống “chăn gối” hoặc các việc mang thai, sinh đẻ của người phụ nữ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cả cô dâu và chú rể không cảm thấy “sốc” khi tìm ra các căn bệnh của nhau và không có những quyết định đáng tiếc sau khi đã đăng ký kết hôn.

- Biết rõ sức khỏe của mình để có kế hoạch sinh con hợp lý và hiệu quả nhất

Thời gian đi khám

- Đôi uyên ương nên có kế hoạch khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi đám cưới diễn ra khoảng 6 tháng. Đặc biệt đối với những đôi uyên ương có thời gian tìm hiểu, yêu nhau ngắn, cô dâu chú rể tương lai cần nên chú ý tiến hành khám bệnh kỹ lưỡng.

- Ngoài ra, nếu bạn dự định sinh em bé ngay sau đám cưới, thì cô dâu tương lai sẽ phải tiêm một số thuốc để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và phải tiêm trước khi có thai khoảng 6 tháng. Như vậy, bạn nên kết hợp tiêm ngay trong quá trình khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Quá trình khám

Tại nhiều bệnh viện, các bác sĩ thường đưa ra một số mức độ khám sức khỏe khác nhau. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng có nét tương đồng với khám sức khỏe định kỳ, ngoài ra, bạn sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm riêng như siêu âm bụng, xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan thận, xét nghiệm viêm gan B và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, kham phu khoa, kiểm tra hệ sinh sản.

Phát hiện ung thư sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ

Phát hiện ung thư sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ

Tám tháng trước, một lần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tôi phát hiện mình bị ung thư tuyến giáp. Tôi tiến hành phẫu thuật luôn và hiện trong quá trình theo dõi, điều trị lượng i-ốt của cơ thể.

Lúc đầu nghe ung thư tôi sợ lắm, nghĩ chắc mình không sống được lâu nữa nhưng bác sĩ trấn an tôi rằng, ung thư tuyến giáp là loại ung thư dễ chữa nhất trong các loại ung thư. Do tôi phát hiện sớm nên không đáng lo ngại, chỉ cần phẫu thuật và điều trị đúng cách sẽ mau bình phục.


Khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Ảnh minh họa.

Ông khuyên tôi phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không được ăn mỡ động vật, kiêng muối i-ốt, vì tôi đang trong quá trình theo dõi lượng i-ốt trong cơ thể và phải uống thuốc đầy đủ. Do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh nên tôi mệt mỏi trong người, đau các khớp và mất ngủ. Vì thế, tôi thường đun nước lá vông để uống mỗi ngày: thái một đến 2 lạng lá vông đun nước uống một ly nhỏ vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Sau khi mổ xong tôi còn uống sữa tươi mỗi ngày để bổ sung canxi, ăn lá diếp cá để làm mát cơ thể. Thêm vào đó, cứ 7 ngày trong một tháng, tôi đun nước diệp hạ châu để uống. Tôi hay đi dự những buổi chia sẻ ở bệnh viện, có nghe mọi người khuyên không nên uống các loại nước có ga, bia rượu, sữa và đường nên tôi kiêng hẳn những thứ này.

Về chế độ dinh dưỡng hằng ngày, tôi thường ăn bánh mì, mì tôm vào buổi sáng. Hai bữa chính tôi còn hay ăn thịt gà luộc, gà kho hay gà chiên, hay thịt lợn xào với các loại rau củ. Về cá, tôi hay ăn trôi kho với thịt, chiên hoặc hấp. Nhà tôi thường trồng các loại rau sạch để ăn như rau lang, rau dền luộc, su hào luộc hay nấu canh xương, xào. Hằng ngày tôi ăn ít cơm nhưng đổi lại tôi ăn rất nhiều trái cây như bưởi, mía, chuối. Mỗi buổi sáng, tôi còn đi bộ 2 km, chiều tôi lại đi bộ một km giúp cơ thể được khỏe mạnh.

Sức khỏe rất quan trọng, phải chú ý để bảo vệ chúng. Bởi thế tôi vẫn khuyên mọi người phải thường xuyên đi kham tong quat định kỳ để có thể phát hiện được bệnh nếu có. Tôi giờ đây đã gần khỏi bệnh, chỉ mong bệnh tình đừng tái phát để tôi có thời gian ở bên cạnh con cháu.