Khám sức khỏe tổng quát - Bảo vệ sức khỏe cá nhân
Có một thực trạng lâu nay của đa số người Việt là tâm lý ngại kham tong quat - hầu như chỉ đến gặp bác sĩ khi thực sự có bệnh. Trong khi y học hiện đại hướng người dân thực hiện lối sống “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thì khám sức khỏe tổng quát chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ bản thân và nâng cao chất lượng sống.
Vì sao việc khám tổng quát vẫn bị xem nhẹ?
Dẫu khoa học phát triển, người dân Việt được tiếp cận nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe - đời sống tiên tiến hơn, song việc khám sức khỏe tổng quát vẫn bị nhiều người cho là tốn thời gian không cần thiết. Một số người cho rằng “bói ra ma, quét nhà ra rác”, đã khám thì kiểu gì cũng “bới” ra bệnh, tốn kém thêm nhiều chi phí, gây hoang mang lo lắng.
Không ít người ngại đi khám sức khỏe tổng quát vì sợ bị bác sĩ “vẽ” ra nhiều xét nghiệm rườm rà, tốn kém... Thực tế, khám sức khỏe không phải nhằm “bới” cho ra bệnh mà đây là biện pháp hữu hiệu giúp ta tầm soát những bệnh nguy hiểm từ giai đoạn sớm và tư vấn phòng chống những căn bệnh thường gặp, giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống đồng thời nhìn lại sức khỏe bản thân, tránh được các lo lắng không cần thiết. Ngược lại không ít bệnh nhân chỉ vì không khám sức khỏe tổng quát định kỳ do rất tin tưởng vào sức khỏe của mình (câu nói thường gặp là: “Tôi hiểu bản thân tôi hơn bất kỳ ai chứ!”).
Rất nhiều bệnh lý khi ở thời gian ủ bệnh không hề có triệu chứng lâm sàng, song lúc bộc phát các biểu hiện bệnh lý điển hình thì bệnh đã ở giai đoạn trầm trọng, việc chữa trị tốn kém, phức tạp và thậm chí nhiều trường hợp vô phương cứu chữa. Như trường hợp chị Nguyễn Ngọc T. (42 tuổi, Cầu Giấy) khám sức khỏe tổng quát theo diện “bắt buộc” - cơ quan tổ chức khám khám sức khỏe tổng quát cho nhân viên - thì tất cả các chỉ số sức khỏe điều bình thường.
Song ở thời điểm đó chị có triệu chứng đi tiểu ra máu. Bác sĩ yêu cầu chị làm lại xét nghiệm này để loại trừ sai số ngẫu nhiên ở kết quả cũng như những tác động ngoại cảnh khác nhưng chị không thực hiện theo vì cho rằng việc đó không quan trọng. Hai năm sau chị bị suy thận nặng. Chính tâm lý ngại thực hiện các xét nghiệm tốn chi phí và thời gian, thiếu tin tưởng vào bác sĩ đã khiến nhiều người phải ân hận khi một ngày kia phát hiện ra mình bị ung thư giai đoạn trễ…
Để việc
Việc cần được thực hiện mỗi năm 1 lần, qua đó có thể chẩn đoán các nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh lao, tim mạch, rối loạn chức năng hô hấp, ung thư phổi, dạ dày, vòm họng hay các bệnh viêm gan siêu vi. khám sức khỏe tổng quát định kỳ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện các bệnh ung thư - căn bệnh hầu như không có triệu chứng ở giai đoạn khởi phát.
Phụ nữ giúp phát hiện sớm và chữa trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u xơ tử cung nhằm tránh các di chứng nặng nề như viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung và đặc biệt là ung thư cổ tử cung... Giới y khoa khuyên rằng phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên khám phụ khoa để phát hiện ung thư cổ tử cung ít nhất 3 năm/lần cho đến 69 tuổi. Xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư của tế bào cổ tử cung, xét nghiệm máu để tầm soát HPV - một siêu vi có thể gây ung thư cổ tử cung...
Đa số người Việt còn khá bị động khi đi khám sức khỏe tổng quát do thiếukiến thức về y học thường thức; việc đặt câu hỏi về tình hình sức khỏe của mìnhvà người thân là rất quan trọng nhưng phần lớn lại không đưa ra được các thắcmắc như vậy. Người nước ngoài đưa con nhỏ đi khám ho, họ sẽ hỏi bác sĩ: trongđộ tuổi này thì bé ho trong bao lâu, tình hình bệnh lý có ảnh hưởng đến phổi hay không…
Còn đa phần phụ huynh người Việt chỉ quan tâm là bác sĩ cho uống thuốc gì, khi nào cháu hết ho; tuy rằng thực tế ho là phản xạ có lợi giúp trẻ làm sạch đường thở bằng cách tống đàm giúp trẻ không bị viêm phổi. Theo bác sỹ Cao Độc Lập - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, người đi khám sức khỏe tổng quát cần chuẩn bị tất cả những hồ sơ sức khỏe đã khám ở các giai đoạn trước đó; chuẩn bị những câu hỏi về những biến đổi gần đây của sức khỏe; nếu bạn đang uống thuốc điều trị nào đó thì không cần thiết phải ngưng uống thuốc ở ngày đi khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ thường sẽ thăm hỏi, đón nhận những than phiền về sức khỏe của bệnh nhân kết hợp với kết quả xét nghiệm và cả triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân thì mới có thể phát hiện tiếp những bệnh lý khác.
Kết quả tổng quát được tổng kết từ việc khám và tư vấn từ phía bác sĩ chứ không phải làm thật nhiều xét nghiệm mới là đúng cách. Người đi khám sức khỏe tổng quát nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi yêu cầu làm thêm các xét nghiệm để làm rõ các nghi vấn về sức khỏe. Trong thực tế,có trường hợp bác sĩ yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm, nhưng bệnh nhân không tiếp tục thực hiện mà tự tìm hiểu thông tin về các chỉ số để… tự khẳng định là mình không gặp trục trặc sức khỏe. Ngược lại, có trường hợp một chỉ số nào đó không nằm ở mức bình thường nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ cần tăng cường vận động hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thì bệnh nhân lại nghi ngờ lời khuyên của bác sĩ, mong bác sĩ kê toa trị bệnh...
Tóm lại khi khám sức khỏe tổng quát, bệnh nhân nhất thiết phải gặp bác sĩ để tư vấn kỹ về các chỉ số sức khỏe của mình, đặt ra câu hỏi liên quan đến những chỉ số đó. Bác sĩ không chỉ xem xét kết quả chỉ số, mà còn dựa vào các biểu hiện gần đây của bệnh lý, thói quen ăn uống, vận động để đưa ra kết luận cuối cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét