Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp tâm lý thoải mái và chuẩn bị tốt cho cuộc sống vợ chồng cũng như quá trình mang thai sắp tới.

kham phu khoa

Đối với một số nước trên thế giới, nếu muốn kết hôn, đôi uyên ương phải có giấy chứng nhận sức khỏe để đảm bảo cho cuộc sống vợ chồng sau này. Nhưng ở Việt Nam, việc khám sức khỏe dường như chưa được nhiều cô dâu chú rể quan tâm và họ cho rằng nó không quan trọng lắm.

Nhiều người cho rằng đó chỉ là cách “kiểm tra” nhau để quyết định có tổ chức cưới hay không, một số khác lại cảm thấy tự ái vì sức khỏe của mình bị nghi ngờ, hoặc có người lại cảm thấy lo sợ, ngại ngần. Thực tế, các suy nghĩ này chưa đúng đắn, bởi không phải ai cũng khỏe mạnh mọi mặt và nếu khám sức khỏe sớm, phát hiện được những căn bệnh tiềm ẩn sẽ giúp bạn nhanh chóng chữa trị, mang đến cuộc sống hạnh phúc cho cả hai người.

Lợi ích của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn

- Tạo ra tâm lý thoải mái cho cuộc sống vợ chồng sau đám cưới. Đây là một việc làm đúng đắn, văn minh và mang ý nghĩa chuẩn bị cho cuộc sống mới.

- Có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống “chăn gối” hoặc các việc mang thai, sinh đẻ của người phụ nữ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cả cô dâu và chú rể không cảm thấy “sốc” khi tìm ra các căn bệnh của nhau và không có những quyết định đáng tiếc sau khi đã đăng ký kết hôn.

- Biết rõ sức khỏe của mình để có kế hoạch sinh con hợp lý và hiệu quả nhất

Thời gian đi khám

- Đôi uyên ương nên có kế hoạch khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi đám cưới diễn ra khoảng 6 tháng. Đặc biệt đối với những đôi uyên ương có thời gian tìm hiểu, yêu nhau ngắn, cô dâu chú rể tương lai cần nên chú ý tiến hành khám bệnh kỹ lưỡng.

- Ngoài ra, nếu bạn dự định sinh em bé ngay sau đám cưới, thì cô dâu tương lai sẽ phải tiêm một số thuốc để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và phải tiêm trước khi có thai khoảng 6 tháng. Như vậy, bạn nên kết hợp tiêm ngay trong quá trình khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Quá trình khám

Tại nhiều bệnh viện, các bác sĩ thường đưa ra một số mức độ khám sức khỏe khác nhau. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng có nét tương đồng với khám sức khỏe định kỳ, ngoài ra, bạn sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm riêng như siêu âm bụng, xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan thận, xét nghiệm viêm gan B và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, kham phu khoa, kiểm tra hệ sinh sản.

Phát hiện ung thư sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ

Phát hiện ung thư sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ

Tám tháng trước, một lần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tôi phát hiện mình bị ung thư tuyến giáp. Tôi tiến hành phẫu thuật luôn và hiện trong quá trình theo dõi, điều trị lượng i-ốt của cơ thể.

Lúc đầu nghe ung thư tôi sợ lắm, nghĩ chắc mình không sống được lâu nữa nhưng bác sĩ trấn an tôi rằng, ung thư tuyến giáp là loại ung thư dễ chữa nhất trong các loại ung thư. Do tôi phát hiện sớm nên không đáng lo ngại, chỉ cần phẫu thuật và điều trị đúng cách sẽ mau bình phục.


Khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Ảnh minh họa.

Ông khuyên tôi phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không được ăn mỡ động vật, kiêng muối i-ốt, vì tôi đang trong quá trình theo dõi lượng i-ốt trong cơ thể và phải uống thuốc đầy đủ. Do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh nên tôi mệt mỏi trong người, đau các khớp và mất ngủ. Vì thế, tôi thường đun nước lá vông để uống mỗi ngày: thái một đến 2 lạng lá vông đun nước uống một ly nhỏ vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Sau khi mổ xong tôi còn uống sữa tươi mỗi ngày để bổ sung canxi, ăn lá diếp cá để làm mát cơ thể. Thêm vào đó, cứ 7 ngày trong một tháng, tôi đun nước diệp hạ châu để uống. Tôi hay đi dự những buổi chia sẻ ở bệnh viện, có nghe mọi người khuyên không nên uống các loại nước có ga, bia rượu, sữa và đường nên tôi kiêng hẳn những thứ này.

Về chế độ dinh dưỡng hằng ngày, tôi thường ăn bánh mì, mì tôm vào buổi sáng. Hai bữa chính tôi còn hay ăn thịt gà luộc, gà kho hay gà chiên, hay thịt lợn xào với các loại rau củ. Về cá, tôi hay ăn trôi kho với thịt, chiên hoặc hấp. Nhà tôi thường trồng các loại rau sạch để ăn như rau lang, rau dền luộc, su hào luộc hay nấu canh xương, xào. Hằng ngày tôi ăn ít cơm nhưng đổi lại tôi ăn rất nhiều trái cây như bưởi, mía, chuối. Mỗi buổi sáng, tôi còn đi bộ 2 km, chiều tôi lại đi bộ một km giúp cơ thể được khỏe mạnh.

Sức khỏe rất quan trọng, phải chú ý để bảo vệ chúng. Bởi thế tôi vẫn khuyên mọi người phải thường xuyên đi kham tong quat định kỳ để có thể phát hiện được bệnh nếu có. Tôi giờ đây đã gần khỏi bệnh, chỉ mong bệnh tình đừng tái phát để tôi có thời gian ở bên cạnh con cháu.

Phụ nữ khám sức khỏe tổng quát định kỳ rất có lợi

Phụ nữ khám sức khỏe tổng quát định kỳ rất có lợi

Khi chưa hề có triệu chứng khó chịu, thậm chí còn đang cảm thấy khoẻ mạnh nhưng khám sức khoẻ định kỳ, gồm cả khám về hệ thống sinh dục – sinh sản, với mục đích duy nhất là phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh đang trở thành một phần quan trọng trong lối sống bình thường của nhiều phụ nữ trong xã hội hiện đại. Những lợi ích:

- Cơ hội được thầy thuốc thông báo những yếu tố nguy cơ có thể gặp của lứa tuổi.
- Tạo điều kiện để thầy thuốc nắm được đặc thù sức khoẻ của từng phụ nữ và có thể theo dõi dễ dàng những biến đổi (so với trước và sau này).
- Giúp phát hiện sớm những vấn đề sức khoẻ còn tiềm ẩn, khi điều trị đem lại hiệu quả nhất.


Để có hiệu quả tối đa cho mỗi lần khám định kỳ, phụ nữ nên có sự chuẩn bị trước về những gì cần thông báo cho thầy thuốc vì thông thường thầy thuốc không có nhiều thời gian để tiếp mỗi bệnh nhân (có lẽ chỉ khoảng 20 phút).

Những thông tin sau luôn được hỏi đến: lịch sử bệnh của bản thân (những lí do bị bệnh hay bị mổ, đã từng phải cấp cứu, những năm tháng đã có sự cố sức khoẻ, nếu có thể bản sao các xét nghiệm đã làm, biên bản phẫu thuật…) – lịch sử bệnh của gia đình (bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, tiểu đường… mà người thân trong gia đình đã mắc, độ tuổi mắc bệnh và nếu có thể cả lí do tử vong) – những thuốc thường dùng, để chữa bệnh, để bổ sung (vitamin, chất khoáng) hay những phản ứng với thuốc, đừng bỏ qua những thuốc thông thường hay thuốc nam đã dùng – những loại tiêm chủng đã thực hiện, ghi vào sổ sức khoẻ để nhớ năm gần nhất đã tiêm chủng chống uốn ván, bạch hầu, sởi, viêm gan A, viêm gan B, viêm phổi và cúm – viết sẵn ra những vấn đề cần hỏi hay những lo lắng, băn khoăn cần được thầy thuốc giải đáp.

Phòng bệnh là trọng tâm của việc khám định kỳ cho nên thầy thuốc sẽ nhấn mạnh nhiều hơn đến những thăm dò cần làm để phát hiện sớm (tầm soát) hay những chương trình cần thực hiện nhằm giúp giữ sức khoẻ và chất lượng sống tốt hơn (ví dụ về ăn uống hay vận động…) Tất nhiên khi đang có triệu chứng khó chịu nào đó thì vẫn cần được thầy thuốc quan tâm ngay, không phải chờ đến dịp khám định kỳ.

Những câu hỏi dựa trên những trăn trở đã có từ lâu giúp người phụ nữ chủ động tham gia vào tiến trình phòng bệnh suốt đời vì chỉ khi nào có hiểu biết về nguy cơ thì mới có ý thức phòng bệnh một cách tự giác nhất. Tuổi tác, trình độ hiểu biết giúp người ta biết quan tâm đến sức khoẻ hơn. Mỗi người đều cần biết những thông số sức khoẻ hiện tại (huyết áp, nồng độ đường, cholesterol trong máu… những nguy cơ sức khoẻ theo lứa tuổi; những thăm dò cần làm; cách giữ gìn sức khoẻ (chế độ ăn, vận động, kiểm soát stress, những tiêm chủng cần thiết…).

Không phải mỗi lần khám định kỳ đều phức tạp, khi người phụ nữ còn trẻ, khám định kỳ nhiều khi chỉ là khám tiểu khung để phát hiện bệnh phụ khoa thông thường, đo huyết áp, nhận những lời khuyên về lối sống và sức khoẻ tình dục nhưng khi nhiều tuổi hơn mới cần những thăm dò như chụp vú, soi trực tràng, đo nồng độ mỡ máu… Khi nào bắt đầu cần khám định kỳ, sau bao lâu và làm những thăm dò gì còn phụ thuộc vào đặc thù bệnh tật của lứa tuổi nhưng khi mỗi người phụ nữ đã có ý thức về sự cần thiết và lợi ích của việc khám định kỳ thì có nghĩa là họ đã bắt đầu thay đổi hành vi bảo vệ sức khoẻ.

Không khám sức khỏe định kỳ là một sai lầm

Không khám sức khỏe định kỳ là một sai lầm

Các chuyên gia y tế cho biết: số đông người dân vẫn chưa chú trọng đến việc khám sức khỏe định kỳ. Đó là một sai lầm. Thực ra khi chưa có triệu chứng gây khó chịu hoặc thậm chí còn đang cảm thấy khỏe mạnh thì nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng, chi phí điều trị cao, cũng có khi bệnh đã đi vào giai đoạn cuối có thể dẫn đến tử vong…


Khám sức khỏe định kỳ là cần thiết

Khổ vì quan niệm “bói ra ma, quét nhà ra rác”

Theo các bác sỹ bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, khi cuộc sống tất bật và có quá nhiều lo toan như hiện nay, việc khám sức khỏe định kỳ được nhiều người xem như là một việc làm xa xỉ, lãng phí, tốn thời gian. Đáng lưu tâm hơn, có không ít người lại có quan niệm rằng: “bói ra ma, quét nhà ra rác”. Bác sĩ khám kiểu gì cũng ra bệnh. Đang yên vui bỗng dưng phải sống trong lo sợ, hoang mang vì bệnh tật. Thôi: “Trời kêu ai nấy dạ”. các bác sỹ cũng cho rằng, quan niệm như vậy là sai lầm. Có nhiều bệnh nguy hiểm khi mới mắc thường không có biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, khi phát hiện ra với những triệu chứng điển hình thì bệnh đã ở vào giai đoạn rất nặng.

Anh Võ Thành N. 36 tuổi, ngụ tại Cầu Giấy, TP Hà Nội, đã phải thay đổi ngay quan niệm “bói ra ma, quét nhà ra rác” sau một lần bị bệnh “thập tử nhất sinh”. Anh rùng mình kể lại: trước đây anh thường bị ho, tức ngực. Mỗi lần như vậy anh lại tự ý đi mua thuốc ở nhà thuốc về uống. Cũng có một vài lần uống thuốc mãi không hết, anh đi khám bác sĩ. Bác sĩ ghi trên toa thuốc anh bị viêm phế quản. Dù bị như vậy nhưng mỗi năm khi công ty anh tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên anh vẫn tự rút tên mình ra khỏi danh sách. Lý do là, sợ biết mình mắc bệnh lắm, kiểu gì đi khám, bác sĩ chẳng phán anh bị bệnh này bệnh nọ. Vào giữa năm 2010, anh bị ho dữ dội, khó thở và đầu óc thấy lơ mơ. Anh không nhớ mình nói gì, làm gì và đang ở đâu. Vào cấp cứu tại BV Hồng Ngọc , anh được chẩn đoán bị lao phổi. Phát hiện bệnh trễ nên anh đã bị biến chứng lên não. Sau khi may mắn chữa khỏi bệnh, giờ anh là người đầu tiên ở công ty đăng ký khám sức khỏe định kỳ .

Như vậy có thể thấy, khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất quan trọng, giúp mỗi người phòng và phát hiện bệnh sớm, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là dịp để có được cái nhìn tổng quát về sức khỏe bản thân, tránh được các lo lắng không cần thiết. Tuy nhiên, rất ít người ý thức được sự cần thiết của công việc này. Chẳng hạn, số liệu thống kê cho thấy, ở Việt Nam có khoảng 42 - 64% số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Song hầu hết mọi người chỉ đi khám khi có bệnh mà không hề chủ động thăm khám định kỳ. Báo cáo của BV. Nội tiết Trung ương cho thấy có tới 65% số bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường mà hoàn toàn không biết mình đang bị bệnh. Như vậy sẽ rất nguy hiểm khi bệnh đã diễn tiến nặng và có nhiều biến chứng. Trong khi đó, nếu khám sức khỏe định kỳ hàng năm thì bệnh đái tháo đường sẽ được chẩn


Phát hiện nhiều bệnh nguy hiểm

Khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện ra nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh lao, tim mạch, các rối loạn chức năng hô hấp, cao huyết áp, ung thư phổi, dạ dày, vòm họng hay bệnh viêm gan siêu vi. Thường xuyên thăm khám sức khỏe kèm theo các xét nghiệm sẽ giúp phát hiện ra mình có nhiễm vi rút viêm gan: viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C hay không. Như vậy sẽ tránh được hậu quả là khi phát hiện ra bệnh thì đã có biến chứng xơ gan hay ung thư gan. Khám sức khỏe định kỳ.

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện các bệnh ung thư. Trong giai đoạn đầu, bệnh ung thư thường không có biểu hiện triệu chứng gì cả, tuy nhiên có những nhóm bệnh có nguy cơ ung thư cao cần phải đặc biệt chú ý.

Với các chị em phụ nữ, cần đi khám để phát hiện sớm và chữa trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u xơ tử cung nhằm tránh các di chứng nặng nề như viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung và đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên khám phụ khoa để phát hiện ung thư cổ tử cung ít nhất 3 năm/lần cho đến lúc 69 tuổi. Một xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) đơn giản có thể giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư của tế báo cổ tử cung. Các xét nghiệm máu về HPV (một siêu vi ở người có thể gây ra ung thư cổ tử cung) cũng có ý nghĩa tầm soát quan trọng.

Để có hiệu quả tối đa cho mỗi lần khám định kỳ, cần chuẩn bị trước các thông tin để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám bệnh như: tiền sử bệnh của bản thân (những lý do bị bệnh hay bị mổ, đã từng phải cấp cứu, những năm tháng đã có sự cố sức khoẻ, nếu có thể bản sao các xét nghiệm đã làm, biên bản phẫu thuật...); tiền sử bệnh của gia đình (bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, đái tháo đường... mà người thân trong gia đình đã mắc, độ tuổi mắc bệnh và nếu có thể cả lý do tử vong); những thuốc thường dùng; những phản ứng của thuốc; đã tiêm chủng những bệnh gì… Có một vấn đề cần đặc biệt lưu tâm là nếu có bất kỳ một triệu chứng khó chịu nào đó, cần phải đi khám ở cơ sở y tế ngay không được chờ đến dịp khám sức khỏe định kỳ.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Công thức cho một cuộc sống hạnh phúc

Công thức cho một cuộc sống hạnh phúc

Các nhà tâm lý học đang cùng tìm kiếm thứ “bí mật” để có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Mới đây, một người đàn ông tuyên bố đã khám phá ra bí mật đó và đưa ra một…công thức.


Sự nghiệp nghiên cứu những yếu tố khiến cho con người cảm thấy hạnh phúc đã dẫn vị giáo sư nổi tiếng Todd Kashdan đến với một phương trình mang tên “Cảm thấy vui vẻ.”

Cụ thể, ông đưa ra 6 nhân tố mà khi đặt chúng cạnh nhau với tỉ lệ thích hợp, tâm hồn con người sẽ trở nên vui vẻ, hạnh phúc.

Các nhân tố đó là: Sống với hiện tại (M), hiếu kỳ (C), làm điều bạn thích (L), suy nghĩ cho người khác (T), nuôi dưỡng các mối quan hệ (N), và chăm sóc cơ thể bạn (B)

Công thức hoàn hảo để “Cảm thấy vui vẻ” = (Mx16 + Cx1 + Lx2) + (Tx5 + Nx2 + Bx33)

Nghiên cứu của tiến sĩ Kashdan dựa trên số liệu quốc gia về cảm xúc thực sự của người Anh, từ sâu thẳm tâm hồn.

Với tư cách là tác giả cuốn sách: “Hiếu kỳ? Cùng khám phá những nguyên liệu còn thiếu cho một cuộc sống ý nghĩa”, tiến sĩ đã dựa trên kinh nghiệm nhiều năm để phân tích các số liệu.

Mặc dù vẫn chưa rõ ràng làm thế nào sự kết hợp các chữ cái và con số đó có thể khiến bạn hạnh phúc, tiến sĩ Kashdan tin rằng công thức này là toa thuốc hoàn hảo cho một tâm hồn hạnh phúc.

Ông nói: “Không có bí mật riêng lẻ nào để cảm thấy hạnh phúc, nhưng khi 6 nhân tố này được cẩn thận kết hợp với liều lượng chuẩn xác, là lúc bạn đang ngồi trên bệ phóng tới một cuộc sống tuyệt vời”.

Nghiên cứu chuyển đổi cho thấy người Anh đang cần một chút động lực, vì vậy đây là thời điểm tuyệt vời để thực hiện sứ mệnh truyền cảm hứng vì một nước Anh lạc quan hơn.

“Mỗi nhân tố đều cần sự cố gắng. Chúng ta đều biết rằng càng làm việc chăm chỉ bao nhiêu, phần thưởng lớn lao càng hứa hẹn phía trước bấy nhiêu”.

Quảng Bình: Khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Quảng Bình: Khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Gần 100 trẻ em và phụ nữ thuộc các đối tượng nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa đã được các y, bác sĩ khám sàng lọc bệnh tim và các loại bệnh ung thư tử cung miễn phí.

Sáng 25/8, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Quỹ tài trợ mổ tim miễn phí VinaCapital, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tiến hành khám sàng lọc bệnh tim cho trẻ em nghèo và khám lọc các loại ung thư tử cung miễn phí cho chị em phụ nữ.

Đến khám tại đây, bệnh nhân sẽ được cấp thuốc và được tư vấn phương pháp điều trị. Đối với các trường hợp chị em bị ung thư tử cung và các cháu nhỏ bị bệnh tim được chỉ định mổ sẽ có cơ hội được phẫu thuật miễn phí.


Các bác sĩ khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em nghèo

Theo đó, gần 100 trẻ em và phụ nữ thuộc các đối tượng nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số và vùng sâu vùng xa trong tỉnh Quảng Bình đã được đội ngũ các y, bác sĩ trực tiếp khám, siêu âm để chẩn đoán mức độ của bệnh. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và giảm bớt chi phí khi đi khám bệnh tại tuyến Trung ương.

Sau đợt này, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình sẽ hướng dẫn bệnh nhân làm các thủ tục để tiến hành phẫu thuật cũng như điều trị sớm. Đồng thời, Hội sẽ gửi hồ sơ cho các đơn vị, tổ chức và các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để xin nguồn tài trợ, hỗ trợ phẫu thuật, điều trị cho các đối tượng bệnh nhân.

Được biết, sau 10 năm hoạt động, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình đã quyên góp, tài trợ được hơn 14 tỷ đồng để mổ mắt miễn phí cho trên 3.000 bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể; hỗ trợ cho trên 200 bệnh nhân được phẫu thuật tim, tổ chức khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho hơn 1.000 người; phối hợp tổ chức khám lọc loại ung thu tử cung cho trên 3.000 lượt người; tài trợ 500 xe lăn cho người tàn tật; hỗ trợ bữa ăn miễn phí và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hàng ngàn bệnh nhân.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ - Biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bạn và người thân.

Phải chăng bạn đang trì hoãn khám sức khỏe tổng quát hàng năm vì suy thoái kinh tế? Các chuyên gia từ Bệnh viện Raffles sẽ giải thích tại sao suy nghĩ tiết kiệm này lại chẳng hề giúp bạn tiết kiệm chút nào.

Chúng ta hàng ngày đều nghe tin tức về suy thoái kinh tế. Để tiết kiệm tiền, có lẽ bạn sẽ cân nhắc đến việc trì hoãn khám sức khỏe tổng quát hàng năm.

Tin tốt là khám sức khỏe toàn diện có thể không cần thiết đối với hầu hết những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không khỏe thì vẫn cần phải đi khám bác sĩ.

Dưới đây là 9 vấn đề sức khỏe phổ biến và các kiểm tra, xét nghiệm đơn giản bạn có thể thực hiện tại phòng khám bác sĩ gia đình, trung tâm khám sức khỏe hay tại gia để tiết kiệm tiền kham chua benh.

Ung thư vú:

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, giáo sư bác sĩ Walter Tan, chuyên gia Phẫu thuật tổng quát và Phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm phẫu thuật Raffles đưa ra lời khuyên là nên chụp nhũ ảnh và siêu âm ngực 2 năm/lần. Việc khám định kỳ như thế sẽ giúp phát hiện những bất thường ở ngực trước khi chúng lan rộng hơn, do đó sẽ giảm thiểu nhu cầu chữa trị tốn kém bệnh ung thư di căn.

Ung thư cổ tử cung:

Theo bác sĩ Lee I-Wuen, chuyên gia về sản phụ khoa tại Trung tâm Phụ nữ của Bệnh viên Raffles, những phụ nữ đã có quan hệ tình dục và hiện vẫn còn cổ tử cung nên khám tổng quát để phát hiện ung thư cổ tử cung ít nhất là 3 năm một lần cho đến lúc 69 tuổi. Một xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) đơn giản có thể giúp bạn phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung, từ đó có thể dễ dàng điều trị từ giai đoạn ban đầu.

Ung thư đại tràng:

Ung thư đại tràng là bệnh ung thư phổ biến nhất tại Singapore. Những người từ 50 tuổi trở lên nên khám tổng quát để phát hiện bệnh ung thư đại tràng. Bác sĩ Wong Kutt Sing, chuyên gia Phẫu thuật tổng quát tại Trung tâm Ngoại khoa Raffles khuyên “nên soi ruột kết 8 - 10 năm/lần hoặc xét nghiệm phân (kiểm tra có máu trong phân) hàng năm.”

Cao huyết áp:

Người lớn từ 18 tuổi trở lên nên khám tổng quát để phát hiện bệnh cao huyết áp, dù hiện nay chưa có ý kiến thống nhất về quy định khoảng cách giữa các lần khám. Chuyên gia tim mạch của Trung Tâm Tim mạch - Bệnh viện Raffles, Bác sĩ Alvin Ng Chee Keong khuyên nên kiểm tra huyết áp ngẫu nhiên 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, các thiết bị đo huyết áp tại gia, chẳng hạn như máy kiểm tra huyết áp tự động dễ sử dụng, cũng rất có ích cho cả gia đình, đặc biệt là những gia đình có người cao tuổi. Nguy cơ bị chứng tăng huyết áp của một người 50 tuổi có huyết áp bình thường ước tính tăng lên hơn 50% trong những năm cuối đời.

Rối loạn chuyển hóa mỡ:

Những người từ 40 tuổi trở lên và những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch chẳng hạn như người bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, hay gia đình có tiền sử bệnh tim được bác sĩ Stanley Liew, chuyên gia về nội tiết tại Trung tâm nội khoa - Bệnh viện Raffles khuyến cáo nên kiểm tra cholesterol. Bác sĩ Liew cũng chia sẻ: “Bạn nên cân nhắc việc bắt đầu kiểm tra nồng độ cholesterol ngay khi còn trẻ, từ năm 30 tuổi trở đi, nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch vành.”

Chứng loãng xương:

Chứng loãng xương, vốn rất phổ biến đối với phụ nữ mãn kinh, được biết đến với cái tên là căn bệnh thầm lặng. Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên đo mật độ xương định kỳ. Nếu bạn được chẩn đoán có nguy cơ cao bị nứt xương, thì Chuyên gia Phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - bệnh viện Raffles, bác sĩ Sittampalam Krishnamoorty khuyến cáo bạn nên bắt đầu khám tổng quát từ năm 60 tuổi. Để bảo vệ xương của mình, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp, chẳng hạn như: phòng ngừa té ngã và tập thể dục; xem xét bổ sung can-xi, vitamin D và thuốc trị loãng xương (bisphosphonates) vào khẩu phần ăn.

Thức uống chứa cồn:

Sử dụng đồ uống chứa cồn ở mức độ vừa phải có thể tốt cho sức khỏe; tuy nhiên uống quá độ có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chẳng hạn như ung thư, viêm tụy, đột quỵ, và huyết áp cao ở một số bệnh nhân. Nếu bạn uống nhiều hơn 2 ly rượu bia/ ngày (đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống) và hơn 1 ly/ngày (với phụ nữ hay nam giới từ 66 tuổi trở lên), thì bạn nên kham tong quat. Bạn cũng nên yêu cầu bác sĩ gia đình tư vấn để giảm bớt lạm dụng đồ uống chứa cồn.

Béo phì:


Bác sĩ HG Baladas, Chuyên gia Phẫu thuật tổng quát của Trung tâm phẫu thuật Raffles cho biết béo phì, vấn đề đang nổi cộm trên thế giới, là căn bệnh kinh niên, có tính nhiều mặt. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài, bệnh béo phì còn gây ra nhiều bệnh tật và có thể dẫn đến chết trẻ. Bạn có thể xác định mình có bị béo phì hay không bằng cách tính toán chỉ số khối cơ thể hay còn gọi là BMI. Dựa vào nguyên nhân khiến bạn tăng cân, bác sĩ gia đình có thể tư vấn và can thiệp thói quen sinh hoạt để giúp bạn duy trì giảm cân. Và nếu phù hợp thì cũng có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để giúp bạn thay đổi cuộc sống của mình.

Khám sức khỏe định kỳ sao cho hiệu quả

Khám sức khỏe định kỳ sao cho hiệu quả

“Mỗi ngày khám bệnh là mỗi ngày tôi phải chứng kiến biết bao điều đáng tiếc. Đôi khi chỉ cần đi khám bệnh sớm vài tháng, bệnh nhân đã không phải chết. Sinh mạng con người được đánh đổi bằng thời gian”.

“Có còn sống để nuôi con?”

Chia sẻ trên đây là của bác sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm y khoa Medic (TP.HCM). Ông kể về ca bệnh vừa khám xong - một bà mẹ ngoài 20 tuổi đang nuôi con nhỏ: “Bệnh nhân đã hỏi tôi một câu rất đau lòng: “Bác sĩ ơi, liệu quyết định mổ thì cháu có còn sống để nuôi con không?”. Tôi khuyên cô ấy phẫu thuật vì cũng không còn cách nào khác trong bối cảnh khối u trong ổ bụng đã lớn lắm rồi, đến 6 cm, đã gây nghẹt ruột rồi, không mổ sẽ chẳng thể bảo toàn tính mạng.

Nhưng phẫu thuật cũng chỉ có thể giúp kéo dài cuộc sống thêm một thời gian. Quả là quá đáng tiếc vì cách đây hơn 1 năm, khi cô ấy có thai, bác sĩ đã phát hiện thiếu máu. Đó là do khối u còn nhỏ, khiến máu chảy ra ngoài theo phân rỉ rả. Còn bây giờ khi khối u rất lớn, máu thoát ra ngoài ồ ạt lại kèm theo đau bụng dữ dội, bệnh nhân mới đi kiểm tra. Nếu được điều trị ngay từ cách đây hơn 1 năm, kết quả hẳn là đã rất khả quan rồi”.

Ảnh: Shutterstock

Những bệnh lý phổ biến ở VN được phát hiện thông qua khám sức khỏe định kỳ:

- Viêm gan do siêu vi: do lây lan trong cộng đồng và thiếu chủng ngừa.

- Tiểu đường: do chế độ ăn uống không hợp lý.

- Cao huyết áp: do áp lực cuộc sống ngày càng cao.

- Ung thư, phổ biến nhất là đường tiêu hóa rồi đến ung thư gan và vú: do môi trường sống ô nhiễm, thức ăn độc hại và tuổi thọ tăng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là câu nghe rất quen tai với tất cả chúng ta. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một cách hữu hiệu để phòng bệnh, vì thông qua các cuộc kiểm tra, chúng ta sẽ biết được tổng trạng của cơ thể, biết được các chỉ số của cơ thể để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập, dùng thuốc để kịp thời chữa trị những căn bệnh mới phát sinh hoặc phòng những căn bệnh có nguy cơ tấn công cơ thể.

Nhưng tỷ lệ dân số khám sức khỏe định kỳ không phải là lớn, khám cho đúng cách lại càng ít hơn.

Khám sức khỏe giống đi... nhà hàng

Bác sĩ Hải cho biết, hầu hết các công ty, các đơn vị tập thể đăng ký khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên đều dựa trên một yếu tố quan trọng nhất: túi tiền. Hễ đơn vị nào có nhiều tiền thì “gắp” nhiều món trong “menu” khám bệnh, ít tiền thì gắp ít món, áp dụng giống nhau cho tất cả nhân viên, trong đó rất nhiều đơn vị chỉ khám qua loa chiếu lệ cho có, vì thế cuộc khám sức khỏe định kỳ nhiều khi chẳng mang lại kết quả là bao.

Đó là chưa kể ngay cả bản thân người lao động, vì những lý do khác nhau, chẳng hạn sợ bị sa thải khi phát hiện bệnh hiểm nghèo đã tráo những người khỏe mạnh hơn, nhờ đi khám sức khỏe hộ. Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ chưa được đánh giá đúng mức.

Trong khi đó, theo tư vấn của bác sĩ Hải, khám sức khỏe định kỳ cần được thực hiện dựa trên 3 yếu tố cơ bản: tuổi tác, lịch sử gia đình và môi trường làm việc. Càng lớn tuổi, bệnh tật càng dễ phát sinh nên càng cần rút ngắn thời gian khám định kỳ và cùng lúc tăng cường các xét nghiệm, chụp chiếu.

Người khám sức khỏe cũng cần kể rõ với bác sĩ về lịch sử bệnh tật của các thành viên trong gia đình, chẳng hạn nếu trong nhà có người từng bị ung thư, người khám sức khỏe có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) toàn thân, vốn có chi phí khá cao, để tầm soát ung thư. Những ai làm việc trong các môi trường độc hại cũng sẽ cần có những chỉ định riêng phù hợp.

Ngoài ra, lối sống của bản thân và các biểu hiện của cơ thể cũng cần được xem tới khi quyết định chọn “món” nào trong “menu”, chẳng hạn một người hay nhậu, có dấu hiệu đau khớp thì cần xét nghiệm chỉ số a xít uric để tầm soát bệnh gout.

Thế nên, công tác tư vấn trước khi khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, quyết định hiệu quả của cuộc khám sức khỏe.

Khám cũng chết...

“Khám cũng chết, không khám cũng chết, thà chết mà không phải lo lắng, thắc thỏm vì biết mình mang bệnh vẫn hay hơn” - đó là lý do mà anh X.T giải thích cho việc không bao giờ khám sức khỏe định kỳ, dù công ty mà anh đang làm việc năm nào cũng tổ chức khám sức khỏe hoàn toàn miễn phí cho toàn bộ nhân viên.

Và thế là anh T. vẫn cứ vui vẻ mỗi chiều nhậu lai rai, tối thức tới tận 2, 3 giờ sáng, rít cả gói thuốc lá mỗi ngày, thể dục là thứ không bao giờ biết tới... Những người có quan điểm như anh T. không phải là hiếm dù thực tế là đa phần bệnh tật, nếu được phát hiện ở giai đoạn rất sớm có thể chữa trị dứt điểm mà không quá tốn kém, người bệnh có cuộc sống hoàn toàn bình thường sau đó.

Không thiếu những người “cùng hội” với anh T. tới khi phát hiện một căn bệnh nào đó (thường là đau không chịu nổi mới đi khám) thì cuống cuồng chữa trị bằng mọi giá, quá sợ hãi khi đối diện với cái chết. Nhưng ở giai đoạn bệnh đã rất nặng, kết quả chữa trị thường không mấy khả quan.

Ở bên kia thái cực, có những người lại quá ám ảnh về một bệnh lý nào đó đến bất bình thường. Như anh N.T vừa đưa tiễn một đồng nghiệp ung thư phổi vẫn thường ra hành lang văn phòng hút thuốc chung với anh. Giữa đám tang, T. cứ thấy ngực mình đau nhói, lập tức chạy ngay vào bệnh viện chụp X-quang phổi. May mắn thay, phổi anh vẫn “chạy” tốt. Nhưng vài hôm sau, anh có vài cơn ho, dường như là ho rất khó, T. lại chạy vào bệnh viện chụp X-quang. Sau 3 tuần, anh thấy cổ mình dường như đầy đàm, lại vào bệnh viện nằng nặc đòi chụp X quang. Cứ như thế, mới 4 tháng sau đám tang kể trên, T. đã đi chụp X-quang tổng cộng 6 lần, trong khi thuốc lá thì vẫn cứ... rít đều đều.

Cuối cùng, xin được kết thúc bằng lời khuyên của các chuyên gia y tế nhằm giúp phòng bệnh hữu hiệu: hãy chọn cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống, làm việc, vận động điều độ và khám sức khỏe định kỳ hợp lý...

Ý nghĩa của việc khám sức khỏe định kỳ

Ý nghĩa của việc khám sức khỏe định kỳ

Hôm qua, chúng ta đã cùng nhau làm trắc nghiệm nho nhỏ về thời gian bao lâu nên kham tong quat một lần. Và hôm nay, có lẽ cũng nên tìm hiểu xem lý do vì sao nên khám sức khỏe tổng quát bạn nhé!

Khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một thể chất khỏe mạnh, là bí quyết mang lại cho bạn và gia đình bạn một cuộc sống hạnh phúc hơn. Phòng và phát hiện bệnh sớm là trọng tâm của việc khám sức khỏe định kỳ, vì vậy khi khám sức khỏe định kỳ bác sĩ sẽ nhấn mạnh đến những xét nghiệm, những thăm dò cần làm để phát hiện sớm hay những bệnh lý có thể phát hiện được giúp người đi khám bệnh giữ gìn sức khỏe tốt hơn.



1. Phát hiện sớm những bệnh lý còn tiềm ẩn

Đây là một lợi ích rất quan trọng, có thể nói nếu bạn không đi khám sức khỏe thì bạn không tài nào phát hiện ra các bệnh lý đang tiềm ẩn trong người như: Cao Huyết áp, tiểu đường, Viêm gan siêu vi, hoặc một số ung thư như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, vòm họng . . . Trong 1 thống kê gần đây đã cho thấy 65% bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường mà hoàn toàn không biết là mình đang bị bệnh, và như thế sẽ rất nguy hiểm khi bệnh đã diễn tiến nặng và có biến chứng đi xảy ra, trong khi bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể chẩn đoán sớm được với 1 xét nghiệm đơn giản với giá tiền chưa đến 15.000đ. Hoặc đối với bệnh Viêm Gan Siêu Vi chẳng hạn: Nếu bạn không làm xét nghiệm thì bạn không thể nào phát hiện ra là mình có hay không có nhiễm vi rút viêm gan: Viêm gan siêu vi A, Viêm gan siêu vi B, Viêm gan siêu vi C, do đó đã có không ít những người chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng Xơ Gan hay Ung thư Gan, trong khi đây là một bệnh lý co thể hoàn toàn phòng ngừa và có khả năng ngăn chặn nếu phát hiện sớm.

2. Khi đi khám sức khỏe Bạn sẽ được Bác Sĩ tư vấn về những yếu tố nguy cơ có thể gặp trong lứa tuổi của mình. Và được chỉ định tiêm ngừa những bệnh có thể nguy hiểm lên cơ thể bạn. Những câu trả lời và hướng dẫn của bác sĩ sẽ rất có ích cho bạn suốt đời, vì thường chỉ khi nào có hiểu biết đầy đủ về các nguy cơ thì chúng ta mới có ý thức phòng bệnh một cách tự giác nhất.

3. Khám sức khỏe định kỳ sẽ tạo điều kiện để bác sĩ nắm được đặc thù sức khỏe của từng người, từ đó có thể theo dõi dễ dàng những biến đổi (so với trước và sau này). Khi có bất kỳ một triệu chứng khó chịu nào thì phải đến bác sĩ khám ngay, chứ không phải chờ đến dịp khám định kỳ.

Chương trình khám sức khỏe tổng quát được thiết kế để phát hiện các tình trạng bất thường trước khi chúng có nguy cơ phát triển thành bệnh lý. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là cách tốt nhất để đảm bảo điều trị hiệu quả và thành công.

Lý do nên đi khám sức khỏe định kỳ

Lý do nên đi khám sức khỏe định kỳ

1. Khám sức khỏe định kỳ là gì ?

Khám sức khỏe định kỳ hay còn gọi là kiểm tra sức khỏe định kỳ, là việc kiểm tra sức khỏe để đánh gía tổng quan tình trạng sức khỏe của bạn theo khoảng thời gian ấn định 6 tháng/ lần, 1 năm/lần , 2 năm/ lần


Hình ảnh tại khoa Mắt- Khám ĐKQT Sài Gòn

Ngày nay, mức sống và trình độ dân trí của người Việt Nam đã tăng cao hơn những thập kỷ trước nên sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn trước. Thêm vào đó, tốc độ phát triển kinh tế đã phát sinh ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước, thực phẩm không an toàn, lối sống không lành mạnh…. Đã gây ra nhiều căn bệnh đe dọa con người. Trong đó có rất nhiều bệnh diễn tiến âm thầm trong nhiều năm mà chỉ được phát hiện khi có triệu chứng nặng.

Vì vậy việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc rất cần thiết cho tất cả mọi người. Thông qua thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… giúp chúng ta phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trước khi có biểu hiện bệnh. Hầu hết các bệnh lý kể cả bệnh ung thư khi được phát hiện sớm thì khả năng lành bệnh cao hơn, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và tránh được các biến chứng do bệnh gây ra.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta có những điều chỉnh hợp lý, tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, phương pháp làm việc, lối sống nhằm nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Thói quen gây hại của người Việt Nam

Ở Việt Nam, đa số người dân chỉ đến cơ sở y tế khi cơ thể có bệnh, khi cảm thấy khó chịu với các triệu chứng và đang suy yếu. Chính thói quen này đã làm cho những căn bệnh tiềm ẩn có cơ hội phát triển mà không hề bị ngăn chặn bởi sự can thiệp nào. Trong đó có bệnh ung thư, một trong những bệnh nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hàng năm. Bệnh ung thư thường diễn tiến âm thầm, không triệu chứng, người bệnh không tự phát hiện được.

Theo báo cáo của các tổ chức y tế, Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ tử vong do ung thư. Các bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam là phổi, vú, đại tràng, dạ dày, gan, tuyến tiền liệt, tử cung, cổ tử cung, thực quản, bàng quang, khoang miệng, ung thư máu, tuyến tụy, buồng trứng và thận… Tuy nhiên một số bệnh ung thư trong nhóm kể trên vẫn có khả năng chữa khỏi nếu được tầm soát và phát hiện sớm.

Khái niệm về việc kiểm tra sức khỏe định kỳ vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Chính việc này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và tổn thương về tinh thần.


Hình ảnh tại khoa sản- Khám ĐK QT Sài Gòn

3. Khám sức khỏe định kỳ tại đâu?

Khám sức khỏe định kỳ là kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bạn chứ chưa phải là khám để chữa trị bệnh lý. Do đó bạn có thể đến các cơ sở y tế đa khoa để có thể thực hiện được hầu hết các kiểm tra tổng quát. Bạn không nhất thiết tìm một bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng để làm việc này vì trong một buổi khám tổng quát, bạn sẽ phải đi qua nhiều khâu, nhiều khoa phòng khác nhau chứ không chỉ gặp duy nhất một bác sĩ. Quan trọng là sự lắng nghe và nhiệt tình của bác sĩ khám tổng quát sẽ giúp bạn phát hiện ra những bệnh lý tiềm ẩn sớm hơn.

Hơn thế nữa trang thiết bị của cơ sở y tế cũng rất quan trọng. Chính các máy móc mới góp phần quan trọng hơn để phát hiện các bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng (bạn và bác sĩ đều chưa phát hiện được). Do đó rất quan trọng việc bạn chọn cơ sở có trang thiết bị tốt và đầy đủ.

Bạn có thể đến Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn (tại số 6-8 Trịnh Văn Cấn, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh) để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cả gia đình. Nơi đây được trang bị các trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, trình độ chuyên môn của các bác sĩ đồng đều nhau và có nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn về nhân lực và máy móc, phòng khám đã đưa Nội soi tai mũi họng vào việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho các cá nhân và nhân viên của các Doanh Nghiệp. Giúp phát hiện sớm và chính xác các vấn về tai, mũi, họng là các bệnh rất thường gặp ở những người sống trong các khu đô thị đông đúc và ô nhiễm.

4. Các hình thức khám sức khỏe định kỳ theo quy định và khuyến cáo ở Việt Nam

Nếu là cá nhân hoặc gia đình tự tổ chức đi khám thì không có yêu cầu bắt buộc. Chỉ có khuyến cáo nên đi khám mỗi năm một lần hoặc hai năm một lần tùy theo độ tuổi, giới tính. Riêng đối với nữ giới, đặc biệt là phụ nữ đã có gia đình hoặc trong độ tuổi từ 35 trở lên nên đi khám phụ khoa 6 tháng/ lần.

Đối với người lao động đang làm việc tại các công ty, nhà máy, cơ quan, tổ chức khác… Bộ Y tế đã có quy định các doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên ít nhất 1 lần/năm. Đối với các ngành nghề đặc thù như chế biến thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, quán bar…phải khám thêm các mục chuyên sâu theo chương trình Thẻ xanh, Thẻ hồng. Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại cũng phải được kiểm tra Bệnh nghề nghiệp theo định kỳ.

Ngoài ra còn có các hình thức khám sức khỏe theo mẫu quy định của Bộ Y tế nhưng thực hiện tùy theo nhu cầu như khám để làm hồ sơ xin việc, thủ tục nhập học, lấy bằng lái xe hoặc du học …các dạng này đều có quy định về biểu mẫu và mục khám không khác nhau nhiều và khá đơn giản.

Địa chỉ chữa bệnh đau nửa đầu hiệu quả

Địa chỉ chữa bệnh đau nửa đầu hiệu quả

Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn-địa chỉ chữa đau nửa đầu hiệu quả


Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn

Mặc dù ở Việt Nam hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức nào về bệnh đau nửa đầu. Tuy nhiên có thể thấy rằng trong guồng quay của xã hội công nghiệp, căng thẳng ngày càng được gia tăng thì việc ngày càng nhiều người đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40 bị mắc chứng đau nửa đầu là điều có thể nhìn thấy được. Câu hỏi đặt ra là đau nửa đầu do nguyên nhân nào gây ra, những triệu chứng của bệnh là gì, cách phòng ngừa và chữa trị bệnh ra sao?

Hiện nay đa số những bệnh nhân khi bị đối mặt với cơn đau nửa đầu thường dùng thuốc giảm đau của Tây y để cắt cơn tức thời. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, sau đó bệnh lại tái đi tái lại nhiều lần. Theo y học cổ truyền thì đau nửa đầu có nguyên nhân do ngoại tà xâm nhập vào kinh lạc, đưa lên đầu, khí thanh dương bị ngăn trở hoặc do công năng của các tạng phủ bị mất điều hòa, khí huyết hư tổn làm cho não bị hư yếu, thường liên quan đến can, thận, tỳ. Cũng có thể do té ngã, chấn thương hoặc bệnh lâu ngày làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên.


Lương y Nguyễn Hữu Toàn chữa bệnh đau nửa đầu

Lương y Nguyễn Hữu Toàn sau nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về chứng đau nửa đầu (một chứng thuộc bệnh đầu thống trong Đông y) đã phát triển bài thuốc gia truyền từ nhiều đời của dòng họ Nguyễn Hữu để điều trị chứng đau nửa đầu. Những bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu mãn tính có thể được điều trị khỏi hẳn sau thời gian từ 2 đến 3 tháng uống thuốc kết hợp với phương pháp châm cứu bấm huyệt.

Bệnh thủy đậu - Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh thủy đậu - Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh trái rạ (còn gọi là bệnh thủy đậu) là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi khuẩn Varicella-Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi. Tại Việt Nam, trái rạ là bệnh truyền nhiễm phổ biến.

Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp, nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động... sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”.

Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100- 500 nốt.

Trong trường hợp bình thường, những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày. Ở trẻ em, trái rạ thường kéo dài khoảng 5-10 ngày, dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Bệnh có nhiều biến chứng

Thông thường, trái rạ là bệnh lành tính, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan... Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Một biến chứng muộn thường gặp của trái rạ là bệnh Zona hay còn gọi là bệnh giời leo. Đây là một dạng tái phát muộn sau nhiều năm của bệnh trái rạ.

Bệnh Zona cũng có những biến chứng nguy hiểm như: đau thần kinh, loét giác mạc, mù mắt...

Nguy cơ lây nhiễm cao

Bệnh trái rạ có thể lây lan qua đường hô hấp do hít phải những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm trái rạ (khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho), hoặc lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của người bệnh.

Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với quần áo hoặc vải trải giường… bị ô nhiễm bởi chất dịch tiết từ bóng nước hoặc từ miệng hay mũi của người bệnh. Ngoài ra, trái rạ có thể lây từ mẹ sang con qua nhau thai.

Khoảng 90% những người chưa từng bị trái rạ trong gia đình thì sẽ bị lây bệnh nếu có tiếp xúc trực tiếp với một người thân nhiễm bệnh.

Bệnh có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi mụn nước cho đến khi tất cả vết phồng đã đóng vảy. Để tránh lây lan cho những người xung quanh, người bệnh trái rạ cần nghỉ học hoặc nghỉ làm việc khoảng 1 tuần kể từ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.

Do đặc điểm dễ lây lan như vậy nên trường học, nhà trẻ, doanh trại quân đội, các cơ quan, đơn vị làm việc tập thể… là những nơi thuận lợi dễ làm bùng phát dịch trái rạ.

Nên chủ động phòng ngừa

Bệnh trái rạ có thể hoàn toàn phòng tránh được bằng cách tiêm ngừa vắc xin. Trước đây, khi chưa có vắc xin, phần lớn người trưởng thành bị bệnh này.

Việc chủng ngừa cho thấy rất có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh trái rạ và tránh được biến chứng của bệnh trái rạ là bệnh Zona sau này. Điều này không chỉ ngăn chặn bệnh lây lan nhanh chóng trong cộng đồng mà giúp trẻ không phải nghỉ học khi nhiễm bệnh và để lại sẹo cho trẻ.

Theo khuyến cáo của Ủy ban An toàn Tư vấn Tiêm chủng của Mỹ, đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và nên tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4-6 tuổi để gia tăng hiệu quả bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu trở lại, mặc dù trước đó đã tiêm ngừa.

Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

Hiện tại, bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng và có thể gây thành dịch. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi chủng ngừa ngay trước khi con bạn bị lây nhiễm trong trường học.

Vì sức khoẻ của trẻ, gia đình và cả cộng đồng, các bậc phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện sản nhi, trung tâm y tế dự phòng quận huyện để sớm được tư vấn chủng ngừa thuỷ đậu.

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng tia laser

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng tia laser

Laser được 2 bác sĩ Mỹ là Choy và Ascher dùng để chữa bệnh này lần đầu tiên vào năm 1987. Sau khi dùng laser đốt cháy một phần đĩa đệm, áp lực trong đĩa đệm giảm xuống làm cho khối thoát vị nhỏ lại, không còn chèn ép để gây đau nữa.

Phương pháp trên gọi là PLDD (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Percutaneous Laser Disc Decompression, nghĩa là giảm áp lực của đĩa đệm bằng laser xuyên qua da). Trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20, PLDD phát triển rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước tiên tiến. Gần đây, do sự phát triển mạnh của nội soi, đặc biệt là phương pháp nội soi Yeung, sự ưa thích PLDD đã giảm xuống ở Mỹ và một số nước phát triển khác.

Nhiều công trình nghiên cứu của các bác sĩ nổi tiếng trên thế giới chứng minh rằng PLDD là phương pháp chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, PLDD chỉ có hiệu quả nếu đĩa đệm thoát vị còn chưa xé rách dây chằng dọc sau (nằm phía sau của đĩa đệm). Còn nếu dây chằng dọc sau của bạn đã bị rách thì tốt nhất tìm một cách chữa bệnh khác. Việc nhận biết khối thoát vị đã xé rách dây chằng này hay chưa không phải là dễ dàng, cần có những bác sĩ giàu kinh nghiệm trong cả kham chua benh thoát vị đĩa đệm và áp dụng PLDD.

Trong kỹ thuật này, người bệnh nằm nghiêng trên bàn mổ (nếu làm PLDD ở lưng) hoặc nằm ngửa (nếu làm PLDD ở cổ). Bác sĩ sát trùng và xác định nơi chích kim trên máy chiếu X-quang. Sau khi gây tê, họ sẽ chích kim từ ngoài da vào đĩa đệm. Một sợi dây bằng thủy tinh nối với máy phát laser được luồn qua kim tới đĩa đệm. Laser sẽ đốt cháy một phần đĩa đệm. Khi đốt, người bệnh sẽ có cảm giác nóng và tức nhẹ ở nơi đốt, gần cuối sẽ có cảm giác nóng chạy dọc theo tay hoặc chân.

Thời gian làm PLDD là khoảng 15 phút cho một đĩa đệm. Sau đó, người bệnh nằm nghỉ khoảng 1-2 giờ và về nhà trong ngày. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, một số người bị đau do quá trình viêm gây ra, sau khi dùng thuốc sẽ hết. Thường thì sau một tuần, họ có thể đi làm lại được; nhưng phải 3 tháng sau mới có thể đánh giá được chính xác kết quả PLDD.

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng PLDD đơn giản, ít đau đớn, không cần gây mê; người bệnh tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đặc biệt là không phải nằm viện. So với mổ hở, biến chứng của PLDD ít gặp hơn rất nhiều và thường cũng không nặng nề. Một số bệnh nhân đau tăng lên đột ngột trong lúc làm PLDD do khi đĩa đệm bị đốt cháy, khói chưa kịp thoát ra làm cho khối thoát vị to thêm, gây chèn ép nhiều hơn. Nếu chọn lựa đúng bệnh nhân để làm PLDD và kỹ thuật này được thực hiện tốt thì tỷ lệ này chỉ chiếm 1/1.000 trường hợp.

Nhiều người bệnh e ngại rằng tia laser và tia X phát ra khi làm PLDD sẽ gây hại cho cơ thể. Thực ra, laser nếu được sử dụng đúng cách và đôi mắt có bảo hiểm tốt thì được coi là vô hại. Về tia X, bạn hãy yên tâm. Mặc dù được áo giáp che chở nhưng những bác sĩ làm PLDD cho bạn sau một thời gian sẽ lãnh lượng tia X cao gấp nhiều lần so với lượng mà bạn hấp thụ trong 1 lần nằm trên bàn mổ. Và nếu họ vẫn còn đủ khả năng làm PLDD cho bạn thì có nghĩa là lượng tia X mà bạn nhận chưa đủ để gây ra chuyện gì cả.????

PLDD cũng có một số nhược điểm nhất định. Đây là một phương pháp kén chọn bệnh nhân. Nhiều trường hợp được điều trị bằng PLDD vẫn còn có thể chữa được bằng thuốc và vật lý trị liệu. Ở những bệnh nhân này, PLDD giúp rút ngắn thời gian điều trị, tăng khả năng chữa hết bệnh và đặc biệt là giảm số lượng thuốc đưa vào cơ thể.

Khả năng chữa hết bệnh của PLDD mặc dù cao hơn nhiều so với dùng thuốc và vật lý trị liệu nhưng lại thấp hơn so với mổ hở hoặc nội soi.

Sinh tố hoa quả giúp giải độc

Sinh tố hoa quả giúp giải độc

Sinh tố, nước ép trái cây... là thức uống chế biến từ vật liệu trái cây và rau củ tươi, giúp hấp thu bổ sung chất sinh tố, chất khoáng, nước và chất xơ. Bài viết này trình bày những món sinh tố có tác dụng giúp cơ thể bài độc.


Sinh tố trái cây bốn mùa:

Vật liệu: nước cốt táo tây 25ml, khóm 1/2 quả, nước cốt cam 100ml, nước cốt lựu 15ml, nước đá nhuyễn vừa đủ.
Cách làm: ngoại trừ nước cốt lựu ra, tất cả vật liệu cho vào máy xay trộn đều, sau khi đổ trong ly, thêm nước cốt lựu thì hoàn tất.
Công hiệu: mùi vị thơm ngọt, sắc màu hấp dẫn, bài trừ oxy hóa chất béo, thúc đẩy nhu động đường ruột.


Sinh tố cam - chanh - lựu:

Vật liệu: nước cốt chanh 15ml, nước cốt cam 15ml, nước cốt lựu 15ml, nước đá nhuyễn vừa đủ.
Cách làm: các vật liệu cho vào máy trộn, cộng thêm 1/2 ly đá nhuyễn, sau khi đổ vào ly thì thêm nước cốt cam.
Công hiệu: thúc đẩy tiêu hóa, tăng nhu động đường ruột, dự phòng táo bón.


Sinh tố dâu tây tổng hợp:

Vật liệu: dâu tây 100g, sữa chua 1/2 ly, chanh 1/2 quả, đường trắng 1 muỗng.
Cách làm: dâu tây, chanh (gọt vỏ), cùng cho vào máy xay, rồi pha với sữa chua. Đổ vào ly, thêm đường trắng và nước đá.
Công hiệu: dâu tây có hiệu nghiệm rất tốt với mụn bọc, mụn trứng cá, giải độc.


Sinh tố nho - táo đẹp da:

Vật liệu: mận (Đà Lạt) 3 quả, nho 20 quả, táo tây 1/2 quả, chanh 1/2 quả.
Cách làm: các vật liệu rửa sạch, mận không gọt vỏ, bỏ hột, bổ làm tư, chanh gọt vỏ, táo cắt lát. Từng loại vật liệu lần lượt cho vào máy xay, lấy nước cốt. Bốn loại nước cốt trộn lại, dùng uống bình thường hay đông lạnh tùy ý thích.
Công hiệu: thức uống này chứa nhiều Bêta-caroten, acid folic, vitamin C và chất khoáng, có tác dụng thúc đẩy đường ruột tiêu hóa.


Sinh tố chuối - kem:

Vật liệu: sữa bò tươi 0,5 lít, trứng gà 2 quả, chuối 2 quả, bột phục linh 10g, bột bắp 3 muỗng, nho khô 10 quả, đường trắng 150g.
Cách làm: trứng gà khuấy thật đều, đổ vào nước đã khuấy với bột phục linh và bột bắp. Sữa bò nấu sôi, từ từ trộn với hỗn hợp trứng và bột nêu trên, thêm vào đường trắng, bỏ trong tủ đông lạnh, lấy ra sau 20 phút, khi dùng rắc lên nho khô.
Công hiệu: thức uống này giàu chất dinh dưỡng, thơm nồng khoái khẩu, giúp da trắng đẹp, thúc đẩy nhu động đường ruột, nhuận trường, thông tiện.


Sinh tố cam - chanh - khóm:

Vật liệu: nước cốt chanh 15ml, mật ong 15ml, sữa tươi 50ml, nước cốt cam 100ml, khóm 2 lát, nước đá nhuyễn vừa đủ.
Cách làm: tất cả vật liệu cho vào máy xay, thêm nước đá, sau khi xay nhuyễn, đổ vào ly thì hoàn tất.
Công hiệu: thức uống này vừa ngọt vừa chua, khai vị, thanh nhiệt giải độc.


Sinh tố hương dừa:

Vật liệu: nước cốt cam 25ml, nước cốt chanh 25ml, nước dừa 25ml, nước cốt bưởi 50ml, sữa tươi 50ml, khóm 1/2 quả, rượu dừa 15ml, nước cốt lựu 15ml, nước đường 20ml, nước đá nhuyễn vừa đủ.
Cách làm: ngoại trừ nước cốt lựu, tất cả vật liệu cho vào máy xay, đổ vào ly, rồi thêm nước cốt lựu.
Công hiệu: thức uống này đủ cả hương vị chua, ngọt, thơm, thúc đẩy chức năng tiêu hóa của đường ruột, lợi tiểu, thông tiện.


Sinh tố tan đàm:

Vật liệu: dâu tây 50g, dưa hấu 300g, lá dâu 15g, cúc hoa 15g.
Cách làm: dâu tây, dưa hấu rửa sạch, cùng cho vào máy xay lấy nước, sử dụng sau. Lá dâu, cúc hoa rửa sạch, cho vào 200ml nước sôi, hãm trong 10 phút, lấy nước này hòa với nước hỗn hợp trên thì hoàn tất, dùng uống thay trà.
Công hiệu: thanh nhiệt giải khát, giúp thông tiện, lợi tiểu.


Sinh tố 4 loại quả:

Vật liệu: dưa lưới 1/4 quả, dưa hấu 200g, đu đủ 1 quả, dưa chuột 2 quả, chanh 1/4 quả.
Cách làm: dưa lưới, dưa hấu, đu đủ gọt vỏ, bỏ hột, thái lát nhỏ, dưa chuột rửa sạch thái lát nhỏ. Tất cả vật liệu cho vào máy xay ra nước.
Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, nhuận trường thông tiện.

Sinh tố trái cây bồi bổ:

Vật liệu: nước cốt chanh 25ml, khóm 1/2 quả, nước cốt cam 100ml, sữa tươi 100ml, nước cốt lựu 15ml, rượu vang 15ml, nước đá nhuyễn vừa đủ.
Cách làm: tất cả vật liệu cho vào máy, thêm nước đá nhuyễn, xay nhuyễn.
Công hiệu: chống lão hóa, dự phòng đột biến tế bào, tẩy trắng và đẹp da.


Sinh tố lê - dưa hấu:

Vật liệu: nước cốt lê 1/2 ly, dưa hấu 300g, nước đá nhuyễn vừa đủ.
Cách làm: tất cả vật liệu cho vào máy, thêm nước đá nhuyễn, xay nhuyễn.
Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, trợ giúp tiêu hóa, thúc đẩy nhu động đường ruột.


Sinh tố cà rốt - khổ qua:

Vật liệu: cà rốt 1 quả, khổ qua 1/2 quả, mật ong vừa đủ, nước đun nguội 1/2 ly.
Cách làm: cà rốt rửa sạch thái cọng, khổ qua bỏ hột thái lát. Các vật liệu cho vào máy xay, thêm nước, xay nhuyễn, thêm mật ong thì hoàn tất.
Công hiệu: trợ giúp tiêu hóa hấp thu, nhuận trường thông tiện, có công hiệu điều trị mụn trứng cá và nâng cao sức miễn dịch.


Sinh tố khổ qua - đậu nành:

Vật liệu: khổ qua 1 quả, sữa đậu nành 100ml, mật ong vừa đủ.
Cách làm: khổ qua rửa sạch, thái lát. Khổ qua và sữa đậu nành cho vào máy xay, đổ ra ly, thêm mật ong thì hoàn tất.
Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, nhuận trường thông tiện, bổ dưỡng can thận, điều trị mụn trứng cá.


Sinh tố khóm - đu đủ:

Vật liệu: đu đủ 1/4 quả, khóm 1/4 quả, táo tây 1/2 quả, cam 2 quả, nước đun nguội 50ml.
Cách làm: khóm gọt vỏ, thái hạt lựu, đu đủ gọt vỏ và bỏ hột, thái hạt lựu, táo tây bỏ hột, cam gọt vỏ, tách múi. Tất cả vật liệu cho vào máy xay, thêm nước, xay nhuyễn.
Công hiệu: làm làn da trắng đẹp, nhuận trường thông tiện, trợ giúp trao đổi chất.


Sinh tố cà rốt - dưa gang:

Vật liệu: cà rốt 1 quả, dưa gang 1 quả, chanh 1/4 quả, mật ong vừa đủ, nước đun nguội 80ml, nước đá 2 lát.
Cách làm: cà rốt rửa sạch thái nhỏ, dưa gang rửa sạch, sau khi bỏ hột thái lát nhỏ, chanh gọt vỏ. Tất cả vật liệu cho vào máy xay. Đổ ra ly, thêm nước đá và mật ong thì hoàn tất.
Công hiệu: nhuận trường, giải độc, bài trừ oxy hóa chất béo.


Sinh tố dưa hấu - dưa chuột:

Vật liệu: dưa chuột 5 quả, dưa hấu 200g, nước đá 1/4 ly.
Cách làm: dưa chuột rửa sạch, thái thành cọng, dưa hấu thái lát nhỏ. Các vật liệu cho vào máy xay. Đổ vào ly, thêm nước đá thì dùng.
Công hiệu: lợi tiểu, điều trị tăng huyết áp.


Sinh tố khóm - cải bắp:

Vật liệu: cải bắp 1/2 quả, bó xôi 1/2 bó, táo tây 1 quả, chanh 1/2 quả, mật ong vừa đủ, nước đá 1/4 ly.
Cách làm: cải bắp thái nhỏ, bó xôi thái nhỏ, táo tây, chanh rửa sạch thái lát nhỏ. Tất cả vật liệu cho vào máy xay. Đổ vào ly, thêm mật ong và nước đá trộn đều thì dùng.
Công hiệu: phòng ngừa ung thư, chống oxy hóa, bài trừ độc tố hóa học tại gan.


Sinh tố cần tây - tía tô:

Vật liệu: cần tây 3 cọng, lá tía tô 5 lá, chanh ½ quả, nước đá 1/4 ly.
Cách làm: cần tây rửa sạch thái đoạn nhỏ, lá tía tô rửa sạch giã nhuyễn, chanh rửa sạch. Các vật liệu cho vào máy xay. Đổ vào ly, thêm nước đá thì dùng.
Công hiệu: thúc đẩy gan bài ra độc tố, lọc sạch máu.


Sinh tố chanh - phổ tai:

Vật liệu: phổ tai 200g, chanh 1 quả, nước đun nguội 80ml.
Cách làm: phổ tai rửa sạch thái sợi, chanh gọt vỏ. Các vật liệu thêm nước cho vào máy xay. Đổ vào ly.
Công hiệu: tăng cường chức năng gan, giảm tích tụ chất béo trong cơ thể.


Sinh tố cà chua - cần tây - dưa chuột:

Vật liệu: cà chua 2 quả, dưa chuột 1 quả, cần tây 1 bó.
Cách làm: cà chua bỏ cuống thái lát, dưa chuột thái thành cọng, cần tây thái nhỏ. Các vật liệu cho vào máy xay. Đổ vào ly thì hoàn tất.
Công hiệu: nhuận trường thông tiện, giảm huyết áp.


Sinh tố kiwi - cần tây:

Vật liệu: kiwi 1 quả, cần tây 1 cọng, khóm 1/4 quả, mật ong 1 muỗng, nước đun nguội 100ml.
Cách làm: cần tây rửa sạch thái đoạn, kiwi, khóm gọt vỏ thái lát. Tất cả vật liệu, mật ong và nước cho vào máy xay. Đổ vào ly thì dùng.
Công hiệu: bồi dưỡng dạ dày, thúc đẩy nhu động đường ruột, bài độc, dưỡng nhan.


Sinh tố nho - táo tây:

Vật liệu: nho 20 quả, táo tây 1 quả, sữa bò 100ml, mật ong 1 muỗng.
Cách làm: nho lột vỏ, bỏ hột, táo tây gọt vỏ, bỏ hột thái lát nhỏ. Tất cả vật liệu cho vào máy xay. Đổ vào ly thì dùng.
Công hiệu: nhuận trường thông tiện, thúc đẩy hoạt tính của các enzyme(men) giải độc.


Sinh tố dâu tây - sữa chua:

Vật liệu: dâu tây 50g, bưởi 1 quả, sữa chua 150ml, mật ong 1 muỗng.
Cách làm: bưởi gọt vỏ, dâu tây bỏ cuống, cùng cho vào máy xay. Tiếp sau thêm vào sữa chua, nêm mật ong gia vị thì hoàn tất.
Công hiệu: phòng ngừa ung thư, chống lão hóa, thúc đẩy bài tiện.


Sinh tố quả lựu:

Vật liệu: nước cốt lựu 30ml, nước đá nhuyễn vừa đủ, sữa tươi và đường trắng vừa đủ.
Cách làm: tất cả vật liệu thêm nước đá nhuyễn cùng cho vào máy xay.
Công hiệu: chống oxy hóa, bài trừ độc tố hóa học tại gan, dưỡng da làm đẹp.


Sinh tố nho - táo tây - măng tây:

Vật liệu: nho xanh 20 quả, măng tây 2 cọng, táo tây xanh 1/2 quả, nước đá 1/4 ly.
Cách làm: nho rửa sạch, bỏ hột. Táo tây rửa sạch, thái lát nhỏ. Tất cả vật liệu cho vào máy xay. Đổ vào ly, thêm nước đá thì dùng.
Công hiệu: làm làn da trắng đẹp, điều trị những bất ổn đường ruột như táo bón, tiêu chảy.


Sinh tố cà chua - ớt chuông:

Vật liệu: cà chua 3 quả, măng tây 6 cọng, ớt chuông xanh 1 quả, nước đá ½ ly.
Cách làm: cà chua bỏ cuống thái lát nhỏ, ớt chuông bỏ hột thái lát nhỏ, cùng măng tây tất cả cho vào máy xay. Đổ vào ly, thêm nước đá thì dùng.
Công hiệu: tư dưỡng hệ tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu, dự phòng táo bón.


Sinh tố cà rốt - cần tây:

Vật liệu: cà rốt 1 quả, cần tây 1 cọng, táo tây 2 quả, mật ong vừa đủ, nước đá vừa đủ.
Cách làm: cà rốt và táo tây rửa sạch, thái lát nhỏ, cần tây thái đoạn. Tất cả vật liệu cùng cho vào máy xay. Đổ vào ly, thêm nước đá và mật ong trộn đều thì dùng.
Công hiệu: bảo dưỡng đường ruột, thúc đẩy bài tiện.


Sinh tố đu đủ - sữa chua:

Vật liệu: đu đủ 1/2 quả, nước đá 1/4 ly, sữa chua 200ml.
Cách làm: đu đủ gọt vỏ, bỏ hột, thái lát, thêm sữa chua, cho vào máy xay. Đổ vào ly, thêm nước đá thì hoàn tất.
Công hiệu: trợ giúp tiêu hóa và hấp thu, bảo vệ đường ruột, giúp ích cho giấc ngủ.

Bệnh chân tay miệng - Cách chẩn đoán và điều trị

Bệnh chân tay miệng - Cách chẩn đoán và điều trị

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng, giúp bệnh viện tuyến dưới xử lý bệnh tốt hơn.

Theo phác đồ mới, Bộ Y tế chia bệnh tay chân miệng làm 4 độ bệnh:

- Độ 1, có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở khi trẻ chỉ loét miệng, tổn thương da.

- Độ 2 (gồm 2a, 2b), bệnh nhân cần được nhập viện điều trị. Trong đó:

+ Giai đoạn 2a bao gồm một trong các dấu hiệu sau: Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám; sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390 C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

+ Giai đoạn 2b: giật mình ghi nhận lúc khám, ngủ gà, run chi, yếu chi hoặc liệt chi, sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, liệt thần kinh sọ…

- Từ độ 3 – 4, bệnh nhân cần được điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực.

Bệnh nhân độ 3 khi mạch nhanh trên 170 lần/phút, cao huyết áp, thở nhanh, thở bất thường, rối loạn tri giác, tăng trương lực cơ. Bệnh nhân chuyển sang độ 4 khi có một trong các dấu hiệu: Sốc, phù phổi cấp, tím tái, ngưng thở, thở nấc.

Phân tuyến điều trị

Theo quy định mới, trạm y tế xã và phòng khám tư nhân có thể khám và điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng độ 1; bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân khám, điều trị tay chân miệng độ 1 và 2a; bệnh viện đa khoa, đa khoa khu vực, chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh, bệnh viện Nhi, Truyền nhiễm và các bệnh viện được Bộ Y tế phân công là bệnh viên tuyến cuối của các khu vực có thể khám, điều trị bệnh tay chân miệng tất cả các độ.

Các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới phải tiến hành chuyển tuyến nếu bệnh nhân có dấu hiệu mắc bệnh độ nặng hơn so với chức năng điều trị của đơn vị mình.


4 tiêu chuẩn xuất viện


Người bệnh tay chân miệng có biến chứng nặng (độ 3, 4) được chỉ định xuất viện không chỉ ổn định về lâm sàng mà còn phải ổn định về các biến chứng và di chứng. Đối với các trường hợp bệnh tay chân miệng điều trị nội trú khác có thể xuất viện khi có đủ 4 điều kiện sau:

Một là, không sốt ít nhất 24 giờ liên tục (không sử dụng thuốc hạ sốt)

Hai là, không còn các biểu hiện lâm sàng phân độ nặng từ độ 2a trở lên ít nhất trong 48 giờ.

Ba là, có điều kiện theo dõi tại nhà và tái khám ngay nếu có diễn tiến nặng (nếu chưa đến ngày thứ 8 của bệnh, tính từ lúc khởi phát).

Bốn là, các di chứng (nếu có) đã ổn định: không cần hỗ trợ hô hấp, ăn được qua đường miệng.


Áp dụng các biện pháp phòng ngừa


Bộ Y tế cho biết, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Cụ thể, cần phòng bệnh ở cộng đồng bằng các biện pháp cụ thể như:

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).

- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), 3 tháng đầu năm, tại 63 tỉnh, thành phố đã ghi nhận 15.000 ca mắc tay chân miệng, gấp hơn 7 lần cùng kỳ năm 2011, trong đó có 11 ca tử vong.

Sốt xuất huyết - Cách điều trị

Sốt xuất huyết - Cách điều trị

Khi bị bệnh nói chung và bệnh sốt xuất huyết (SXH) nói riêng, nhất là thời điểm hiện tại, đang là giai đoạn cao điểm của bệnh SXH; nhiều người dân thường có thói quen tự mua thuốc uống, và cho rằng cứ uống thuốc là khỏi. Chính tư duy này đã dẫn đến tình trạng tự ý sử dụng thuốc và sử dụng thuốc không đúng cách, do vậy nhiều ca bị tai biến nặng.

Tránh thói quen tự ý dùng thuốc.

SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn Aedes Aegypti hút máu truyền siêu vi trùng từ người bị bệnh sang người lành. Người bị bệnh SXH thường bắt đầu sốt với 3 đặc điểm: sốt đột ngột, sốt cao và sốt liên tục từ 39 đến 40oC trong 3-4 ngày. Khi có dấu hiệu bị bệnh SXH, bệnh nhân đều phải nhập viện điều trị theo phác đồ riêng, bởi nếu điều trị không đúng thì bệnh cũng có thể dẫn đến một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các thầy thuốc luôn cảnh giác, đó là sốc (shock). Đây là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh SXH, dễ dẫn tới tử vong.Vì vậy khi có các dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.


Đối với thuốc càng phải thận trọng và không được tự ý dùng. Nếu sốt cao trên 39oC có thể dùng thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm, không hạ sốt bằng nước đá lạnh vì sẽ gây co mạch và rét run.Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol (pa-ra-cê-ta-môn) đơn chất. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin (át - pi - rin), ibuprofen (i-bu-prô-phen) để hạ nhiệt vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Không dùng kháng sinh để điều trị vì kháng sinh không có tác dụng với virut. Cần bù dịch sớm bằng đường uống như nước oresol, nước trái cây (nước dừa, nước cam, nước chanh), hoặc nước cháo loãng với muối.

Không lạm dụng thuốc diệt muỗi

Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm diệt côn trùng, nhất là thuốc diệt muỗi, phổ biến là hương muỗi và bình xịt. Ngoài ra còn có loại dạng bột, dạng kem và dạng viên. Đối với các loại thuốc được phép lưu hành như bình xịt Mosfly, Raid, nếu sử dụng không đúng quy cách vẫn có thể gây hại, gây ngộ độc, dị ứng, đau đầu, chóng mặt, suy hô hấp, gây tổn thương gan, phổi...

Bên cạnh một số sản phẩm trên, có rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc, trôi nổi trên thị trường, không có chỉ dẫn bằng tiếng Việt (cách phun, nồng độ). Do vậy, người dân cần phải cảnh giác vì đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu do hít phải hơi độc.

Theo các nhà chuyên môn thì: các loại thuốc diệt muỗi dạng lỏng nguy hiểm hơn dạng rắn có cùng nồng độ vì dạng lỏng xâm nhập qua da dễ dàng hơn. Các sản phẩm chứa hóa chất càng mạnh diệt côn trùng càng mau chết thì gây độc cho người càng cao. Nếu sử dụng vô tội vạ các loại thuốc diệt muỗi, rất dễ gây ngộ độc trường diễn, làm tổn thương gan, phổi, nhất là khi sử dụng các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.

Những sản phẩm thuốc diệt côn trùng được phép lưu hành đều ít mùi, không gây dị ứng, hắt hơi, nhức đầu có thể diệt côn trùng trên diện rộng, hiệu lực cao chỉ độc với côn trùng, không động với người và động vật máu nóng. Khi phun các loại thuốc này hóa chất sẽ bám trên bề mặt tường, côn trùng đậu vào sẽ bị hóa chất làm tê liệt hệ thần kinh và chết. Thông thường thuốc có tác dụng từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, khi phun thuốc phải đúng quy trình (Phải do đơn vị có chuyên môn thực hiện). Nên để trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người già ra khỏi khu vực phun từ 30 - 60 phút để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Người dân cần thận trọng, kẻo lại phòng được bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền nhưng lại bị ngộ độc do chính loại thuốc diệt muỗi.

Chữa bệnh viêm loét dạ dày

Chữa bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, vị thống của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh do tình chí bị kích thích, can khí uất kết, mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ, thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra đau, ợ hơi, ợ chua...; hoặc do ăn uống thất thường làm tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng kiện vận, ngoại tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ huyết ứ sinh ra đau. Sau đây là các bài thuốc trị theo từng thể bệnh.

Thể can khí phạm vị (can tỳ bất hòa, can mộc khắc tỳ thổ...): được chia làm 2 thể nhỏ:
Thể khí trệ (còn gọi khí uất): Người bệnh đau vùng thượng vị, đau từng cơn, đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy chướng, ấn đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền. Phương pháp chữa là hòa can lý khí (sơcan giải uất). Dùng một trong các bài:
Bài 1: lá khôi 10g, chút chít 10g, bồ công anh 12g, nhân trần 12g, lá khổ sâm 12g. Tất cả tán bột, ngày uống 30g với nước sôi để nguội.
Bài 2: mai mực, cam thảo, hàn the phi, mẫu lệ nung, gạo tẻ, hoàng bá, kê nội kim lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán bột ngày uống 20 - 30g.
Bài 3: Sài hồ sơ can thang: sài hồ 12g, chỉ xác 8g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hương phụ 8g, thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu đau nhiều thêm khổ luyện tử 8g, diên hồ sách 8g; ợ chua nhiều them mai mực 20g.
Thể hỏa uất: Người bệnh đau nhiều vùng thượng vị, đau rát, cự án, miệng khô ợ chua, đắng miệng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Phương pháp chữa là sơ can tán nhiệt, thanh hòa vị.
Dùng một trong các bài:
Bài 1: thổ phục linh 16g, lá độc lực 8g, bồ công anh 16g, vỏ bưởi bung 8g, nghệ vàng 12g, kim ngân 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoàng cầm 16g, sơn chi 12g, hoàng liên 18g, ngô thù 2g, mai mực 20g, mạch nha 20g, cam thảo 6g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Nếu can hỏa làm tổn thương phần âm dùng bài “Thanh can ẩm”: sinh địa 12g, sơn thù 8g, phục linh 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, đương quy 8g, chi tử 8g, sài hồ 12g, bạch thược 12g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể tỳ vị hư hàn: Người bệnh đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp, chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, chân tay lạnh, đại tiện phân nát có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch hư tế. Phương pháp chữa là ôn trung kiện tỳ, ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung.
Dùng một trong các bài:
Bài 1: bố chính sâm 12g, lá khôi 20g, gừng 4g, nam mộc hương 10g, bán hạ chế 8g, sa nhân 10g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoàng kỳ 16g, sinh khương 6g, cam thảo 6g, hương phụ 8g, quế chi 8g, bạch thược 8g, đại táo 12g, cao lương khương 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đầy bụng ợ hơi (khí trệ) thêm chỉ xác, mộc hương mỗi thứ 6g; trong bụng óc ách nước, nôn ra nước trong bỏ quế chi, thêm bán hạ chế 8g, phục linh 8g.
Bài 3: ô mai 10 quả, phụ tử chế 8g, quế chi 8g, tế tân 8g, đẳng sâm 12g, hoàng bá 18g, hoàng liên 8g, can khương 8g, đương quy 8g, sa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Hà Nội: Mở rộng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Nội: Mở rộng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Năm 2006, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố tiếp tục mở rộng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại 9 trạm y tế thuộc 4 quận, huyện là Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì và Long Biên.

Trước đó, năm 2005, có 6 quận, huyện của thành phố đã triển khai khám chữa bệnh bằng BHYT cho dân. Việc đưa bảo hiểm y tế về trạm y tế bước đầu đã mang lại lợi ích thiết thực đối với người dân. Người dân được chăm sóc sức khỏe bằng thẻ BHYT ngay tại địa phương.

Để công tác khám chữa bệnh BHYT tại xã có kết quả, ngành y tế bố trí đủ nhân lực, kinh phí, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho cán bộ trạm y tế triển khai khám chữa bệnh BHYT.

Sở Y tế cũng xây dựng và trình thành phố duyệt mức giá dịch vụ kỹ thuật thực hiện tại trạm y tế xã, phường; chỉ đạo chuyên khoa đầu ngành ưu tiên hỗ trợ, tập huấn nâng cao trình độ cho y bác sĩ tại các trạm y tế xã, phường thực hiện khám chữa bệnh BHYT; chỉ đạo trung tâm y tế của 5 huyện và 1 quận xây dựng kế hoạch khám chữa bệnh BHYT về xã, phường, tổ chức giám sát hỗ trợ chuyên môn trong quá trình thực hiện khám chữa bệnh BHYT tại các trạm y tế.

Công tác phát triển bảo hiểm y tế cho nông dân, trong đó có kham chua benh BHYT tại trạm y tế là một trong những nội dung nhằm hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở của thành phố Hà Nội.

Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội phối hợp với Bảo hiểm xã hội quận và huyện rút kinh nghiệm công tác để triển khai thực hiện khám chữa bệnh BHYT tại 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn.