Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ - Biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bạn và người thân.
Phải chăng bạn đang trì hoãn khám sức khỏe tổng quát hàng năm vì suy thoái kinh tế? Các chuyên gia từ Bệnh viện Raffles sẽ giải thích tại sao suy nghĩ tiết kiệm này lại chẳng hề giúp bạn tiết kiệm chút nào.
Chúng ta hàng ngày đều nghe tin tức về suy thoái kinh tế. Để tiết kiệm tiền, có lẽ bạn sẽ cân nhắc đến việc trì hoãn khám sức khỏe tổng quát hàng năm.
Tin tốt là khám sức khỏe toàn diện có thể không cần thiết đối với hầu hết những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không khỏe thì vẫn cần phải đi khám bác sĩ.
Dưới đây là 9 vấn đề sức khỏe phổ biến và các kiểm tra, xét nghiệm đơn giản bạn có thể thực hiện tại phòng khám bác sĩ gia đình, trung tâm khám sức khỏe hay tại gia để tiết kiệm tiền kham chua benh.
Ung thư vú:
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, giáo sư bác sĩ Walter Tan, chuyên gia Phẫu thuật tổng quát và Phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm phẫu thuật Raffles đưa ra lời khuyên là nên chụp nhũ ảnh và siêu âm ngực 2 năm/lần. Việc khám định kỳ như thế sẽ giúp phát hiện những bất thường ở ngực trước khi chúng lan rộng hơn, do đó sẽ giảm thiểu nhu cầu chữa trị tốn kém bệnh ung thư di căn.
Ung thư cổ tử cung:
Theo bác sĩ Lee I-Wuen, chuyên gia về sản phụ khoa tại Trung tâm Phụ nữ của Bệnh viên Raffles, những phụ nữ đã có quan hệ tình dục và hiện vẫn còn cổ tử cung nên khám tổng quát để phát hiện ung thư cổ tử cung ít nhất là 3 năm một lần cho đến lúc 69 tuổi. Một xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) đơn giản có thể giúp bạn phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung, từ đó có thể dễ dàng điều trị từ giai đoạn ban đầu.
Ung thư đại tràng:
Ung thư đại tràng là bệnh ung thư phổ biến nhất tại Singapore. Những người từ 50 tuổi trở lên nên khám tổng quát để phát hiện bệnh ung thư đại tràng. Bác sĩ Wong Kutt Sing, chuyên gia Phẫu thuật tổng quát tại Trung tâm Ngoại khoa Raffles khuyên “nên soi ruột kết 8 - 10 năm/lần hoặc xét nghiệm phân (kiểm tra có máu trong phân) hàng năm.”
Cao huyết áp:
Người lớn từ 18 tuổi trở lên nên khám tổng quát để phát hiện bệnh cao huyết áp, dù hiện nay chưa có ý kiến thống nhất về quy định khoảng cách giữa các lần khám. Chuyên gia tim mạch của Trung Tâm Tim mạch - Bệnh viện Raffles, Bác sĩ Alvin Ng Chee Keong khuyên nên kiểm tra huyết áp ngẫu nhiên 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, các thiết bị đo huyết áp tại gia, chẳng hạn như máy kiểm tra huyết áp tự động dễ sử dụng, cũng rất có ích cho cả gia đình, đặc biệt là những gia đình có người cao tuổi. Nguy cơ bị chứng tăng huyết áp của một người 50 tuổi có huyết áp bình thường ước tính tăng lên hơn 50% trong những năm cuối đời.
Rối loạn chuyển hóa mỡ:
Những người từ 40 tuổi trở lên và những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch chẳng hạn như người bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, hay gia đình có tiền sử bệnh tim được bác sĩ Stanley Liew, chuyên gia về nội tiết tại Trung tâm nội khoa - Bệnh viện Raffles khuyến cáo nên kiểm tra cholesterol. Bác sĩ Liew cũng chia sẻ: “Bạn nên cân nhắc việc bắt đầu kiểm tra nồng độ cholesterol ngay khi còn trẻ, từ năm 30 tuổi trở đi, nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch vành.”
Chứng loãng xương:
Chứng loãng xương, vốn rất phổ biến đối với phụ nữ mãn kinh, được biết đến với cái tên là căn bệnh thầm lặng. Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên đo mật độ xương định kỳ. Nếu bạn được chẩn đoán có nguy cơ cao bị nứt xương, thì Chuyên gia Phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - bệnh viện Raffles, bác sĩ Sittampalam Krishnamoorty khuyến cáo bạn nên bắt đầu khám tổng quát từ năm 60 tuổi. Để bảo vệ xương của mình, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp, chẳng hạn như: phòng ngừa té ngã và tập thể dục; xem xét bổ sung can-xi, vitamin D và thuốc trị loãng xương (bisphosphonates) vào khẩu phần ăn.
Thức uống chứa cồn:
Sử dụng đồ uống chứa cồn ở mức độ vừa phải có thể tốt cho sức khỏe; tuy nhiên uống quá độ có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chẳng hạn như ung thư, viêm tụy, đột quỵ, và huyết áp cao ở một số bệnh nhân. Nếu bạn uống nhiều hơn 2 ly rượu bia/ ngày (đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống) và hơn 1 ly/ngày (với phụ nữ hay nam giới từ 66 tuổi trở lên), thì bạn nên kham tong quat. Bạn cũng nên yêu cầu bác sĩ gia đình tư vấn để giảm bớt lạm dụng đồ uống chứa cồn.
Béo phì:
Bác sĩ HG Baladas, Chuyên gia Phẫu thuật tổng quát của Trung tâm phẫu thuật Raffles cho biết béo phì, vấn đề đang nổi cộm trên thế giới, là căn bệnh kinh niên, có tính nhiều mặt. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài, bệnh béo phì còn gây ra nhiều bệnh tật và có thể dẫn đến chết trẻ. Bạn có thể xác định mình có bị béo phì hay không bằng cách tính toán chỉ số khối cơ thể hay còn gọi là BMI. Dựa vào nguyên nhân khiến bạn tăng cân, bác sĩ gia đình có thể tư vấn và can thiệp thói quen sinh hoạt để giúp bạn duy trì giảm cân. Và nếu phù hợp thì cũng có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để giúp bạn thay đổi cuộc sống của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét