Uống trà đặc có hại cho tim - khám chữa bệnh
Trà đặc có khả năng gây ra nhịp tim nhanh, suy tim và gây rối loạn nhịp tim. Đó là kết luận của các chuyên gia từ ĐH Hanover. Lưu ý là trà xanh có tác động mạnh hơn trà đen, vì trong thành phần của nó các chất hoạt tính sinh học mạnh hơn, tác động đến thành mạch máu.
Hơn nữa, chất alkaloid caffein không chỉ có trong cà phê mà còn có cả trong trà nhưng tác động theo cách khác nhau. Trong cà phê, chất này ở dạng tự do và có tác động kích thích mạnh đối với hệ thần kinh và hệ tim-mạch ngay tức thì, hiệu quả kéo dài trong 2 giờ. Còn trong trà thì chất caffein liên kết với các chất tanin, bởi vậy tác động của nó nhẹ hơn và lâu hơn, hiệu quả diễn ra từ từ và kéo dài trong 6 giờ. Thế nhưng nếu uống trà quá đặc thì chất caffein cũng nhanh chóng có tác động kích thích đối với hệ thần kinh và tim-mạch.
Nên chú ý thêm là nước trà loãng làm giảm huyết áp, còn trà đặc (đặc biệt là pha với đường) thì ngược lại, sẽ làm tăng huyết áp.
Trà đen có chứa một loại protein đặc biệt- đó là chất quecetin, nó ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Một mặt thì điều này là có ích, song mặt khác-nó có thể gây hại đối với những ai đang dùng các loại thuốc chống đông máu (trong số những thuốc chống đông máu có cả aspirin). Những người bị chứng loét dạ dày cũng không nên uống trà đen đặc vì nó có thể làm trầm trọng thêm chứng viêm niêm mạc và thậm chí gây chảy máu dạ dày.
Uống trà pha mức đặc vừa phải sẽ có tác dụng giải nhiệt một chút, những nếu pha trà quá đặc (kể cả trà xanh và trà đen) thì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Do đó, khi bị cảm lạnh không nên cố pha trà đặc cho bệnh nhân uống.
* Một số lưu ý: Không nên uống trà khi đói bụng vì sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa và gây viêm dạ dày. Không uống ngay sau bữa ăn sẽ gây khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ sắt và protein của cơ thể. Cũng không nên uống trà pha đã lâu sẽ làm phân hủy các chất vitamin B và C trong cơ thể.
Tags: kham chua benh, kham tong quat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét